Friday, January 14, 2011

MỘT QUÃNG ĐỜI TÔI


Đã ngoài 35 năm rồi, nhưng những hình ảnh xứ vườn cây măng cụt của ngày ấy luôn chờn vờn trong tâm trí như mới hôm nào đây, nơi Thu được sinh ra và lớn lên trên vùng quê hương nước ngọt cây lành, quanh năm với bóng mát dưới những tàng cây xum xê của măng cụt sầu riêng thuộc xứ An Sơn, Lái Thiêu, Bình Dương.
Năm Thu 4 tuổi thì cha mất, chỉ còn lại bà Mẹ hiền từ nhân hậu, luôn khuyên dạy con cái sống sao cho tốt, đừng làm bất cứ điều gì cho người khác đau buồn, và cố gắng thương giúp đỡ mọi người như lời các Thánh Nhân chỉ dạy. Tuy còn nhỏ nhưng Thu rất có hiếu và luôn biết vâng lời không bao giờ làm điều gì để mẹ buồn lòng. Lúc lên 8 tuổi thì vào một buổi sáng sớm, có một người đến báo tin anh rễ của Mẹ là một một công chức đã về hưu lâu rồi vừa mới bị VC ám sát. Mẹ Thu vội vàng tất tả rời nhà dẫn Thu cùng đi đến nhà bà Dì. Khi bước chân vào trong nhà bà Dì thì thấy một cảnh tượng rất rùng rợn khiếp đảm trước xác chết của ông Dượng đã bị bọn VC giết rất thảm thương. Không biết bọn chúng dùng búa hay vật gì để đập nát đầu ông Dượng làm óc não máu me văng tứ tung trên mặt đất và vách nhà. Dì của Thu lấy 2 bàn tay bốc hốt óc não bỏ vào túi nilon, miệng mếu máo khóc than trước cái chết của chồng, và hình ảnh cái chết rùng rợn thương tâm của ông Dượng thỉnh thoảng cứ ám ảnh Thu mãi trong đời sống.
Khoảng 3 tháng sau, cũng vào một buổi sáng sớm lúc Thu đang đi đến trường học thì lại thấy thêm một cảnh tượng chết chóc bên cạnh cầu Cây Cui gần xóm nhà của Thu. Khi đi đến gần thấy có một đống lửa lớn, và kế bên nhà ông Tư có 4 xác người đàn ông nằm chết, các đĩnh đầu đều bị đập dập, trong đó có một xác mặt bị nát không nhìn biết là ai.
Sau đó có một người đàn bà vừa mới chạy đến nhìn ra được xác của người con đã bị giết một cách tàn nhẫn, nên gào thét khóc than lăn lộn trên mặt đất với những tiếng kêu gào thảm thương, làm não lòng những người đang đứng nhìn cảnh người làng bị VC giết chết. Được biết 4 anh nầy trước đây đã phục vụ trong Q.L.V.N.C.H nhưng
đã giải ngũ từ lâu, thế mà bọn VC vẫn giết một cách tàn nhẫn vô nhân đạo.
Từ đó cứ vài ba tháng không khí chết chóc luôn xảy đến quanh vùng vườn trái cây măng cụt ở Lái Thiêu doVC gây ra cho dân làng, đã làm mờ đi những hình ảnh đẹp của xứ trái ngọt cây lành trong lòng người. Đôi khi dân làng bị VC bắt đi rồi thủ tiêu mất xác, có người bị tụi nó chôn vội vã trong các vườn măng cụt, và sau đó vài ngày dân làng mới phát giác ra được bởi mùi hôi thối xông lên nồng nặc. Có khi chúng hăm dọa những người vợ hay người mẹ có chồng con đang ở trong QLVNCH , làm những người nầy không dám ở lại quê nhà, phải ra thành phố mướn nhà để ở. Đến mùa trái cây chín thì ban ngày họ lén về làng để chăm sóc vườn tược và thu hoạch, rồi chiều tối phải lên lại lại thành phố . thành phố ngủ.  Thu còn nhớ có một lần lượm được một miếng giấy trước nhà bà chị của T bà chị của Thu có chồng đang phục vụ trong Bệnh Viện Dã Chiến. Bình Dương . Cầm lên đọc thấy những dòng chữ như ra lệnh bà chị vào ngày giờ đó phải lên Ấp đó phải lên Ấp trên để họp, nếu không đi thì gặp đâu sẽ bị giết ở đó.Bà chị sợ hãi liền vội vàng rời nhà lên Thành Phố Bình Dương mướn nhà ở và không dám trở về nhà nữa dù là ban ngày.
Tình hình lúc đó rất căng thẳng, nên anh Năm là người anh cả trong gia đình dù trước đây đã thi hành nghĩa vụ quân dịch rồi, nhưng nay phải trở lại Quân Đôi theo lệnh Tổng Động Viên, và sau đó anh đã phục vụ thêm được 6 năm thì đền nợ nước. Anh Năm là một người con rất hiếu thảo, luôn thương yêu mẹ và lo lắng các em. Cứ mỗi lần lãnh lương anh luôn dẫn Thu ra chợ ăn uống và mua qùa, anh cũng không quên tìm mua cho mẹ những món qùa mà mẹ thường ưa dùng . Nhưng ! định số đã an bài đời anh đúng vào ngày 20/2/1966 tại Suối Máu, nơi anh đã ra đi và chẳng bao giờ trở lại…
Anh đã nằm xuống với lá cờ vàng 3 sọc đỏ phủ kín mộ bia anh, cùng những tiếc thương của đồng đội và gia đình. Năm đó anh mới 31 tuổi và đã để lại người vợ trẻ cùng 3 con còn thơ dại. Mẹ Thu qúa đau buồn, bà mất ăn mất ngũ thân hình mỗi ngày một tiều tụy, và 2 tháng sau bà cũng qua đời luôn vào lúc Thu vừa được 14 tuổi, cái tuổi còn thơ ngây hồn nhiên.
Đám tang của mẹ quàng lại 3 ngày và được an táng trong vườn cây măng cụt của gia đình. Cha mẹ đã mất , mấy chị thì ai về nhà nấy sống cùng chồng con, còn người anh kế cũng vào quân đội và đơn vị đang đồn trú tại Lai Khê. Chỉ còn lại một mình Thu ở trong căn nhà vắng lặng, ngày ngày lo hương khói cho cha mẹ và hằng đêm luôn cầu nguyện Ơn Trên che chở hộ độ cho đứa con gái sớm mồ côi được mọi sự an lành. Là con gái út còn nhỏ chưa có gia đình nên Thu được hưởng trọn vẹn của cải cha mẹ để lại hơn một mẫu vườn cây măng cụt sầu riêng để sống.
Thời gian trôi qua cứ mỗi mùa măng cụt bắt đầu chín, Thu nhờ bà chị và mướn thêm một thiếu nữ tên Diệu tới phụ hái trái cây cùng trông coi vườn tược.Vào mùa hè năm 1967, trong lúc Thu đang hái trái măng cụt thì Diệu chạy đến nói với Thu, có 2 người thanh niên vai mang đờn tay cầm ống sáo với vài bản nhạc tự giới thiệu tên là Thành và Huy, bạn học cùng lớp nhà ở Gò Vấp – Hóc Môn, muốn mua một ít trái cây, và thích ngắm cảnh vườn xum xê nặng trĩu trái chín, phủ che các dòng mương dẫn nước trong vắt có những cụm rong rêu xanh thẳm, cùng đàn cá lòng tong cá rô bơi lượn vui mắt chạy khắp vườn. Kể từ đó chúng tôi bắt đầu quen nhau, và những ngày cuối tuần Huy thường đến thăm Thu để tâm tình dạo chơi quanh vườn.
Tết Mậu Thân 1968 cộng sản bất chấp lệnh ngưng bắn đã ồ ạt tấn công bất ngờ vào miền Nam, nhưng chúng đã thất bại nặng nề trước sự chống trả anh dũng của QLVNCH, nên VC đã để lại không biết bao nhiêu là xác chết. Sau đó lệnh tổng động viên được ban ra, các chàng trai trẻ phải xếp bút nghiên lên đường vào quân ngũ để làm tròn bổn phận người trai trước đất nước lâm nguy. Sau này khi đến tuổi nhập ngũ, Thành và Huy cùng vào quân ngũ với nhau và được đưa đi thụ huấn tại Trường Bộ Binh Thủ Đức. Trong thời gian còn rèn luyện ở Quân Trường, những khi có phép thì hai chàng cùng đến thăm Thu và cũng có vài lần Thu đến Trường Bộ Binh Thủ Đức để thăm hai anh. Nhưng trong lần thăm cuối cùng trước khi các anh tốt nghiệp ra trường, thấy anh Thành với nét mặt hơi buồn, Thu liền hỏi: Chỉ còn vài ngày nữa các anh ra trường đeo loong Chuẩn Uý, sao không vui mà thấy anh Thành mặt hơi buồn vậy? Thành cúi mặt xuống chậm rải:
Anh với Huy hai đứa thân nhau rất lâu, thế mà anh không khuyên được nó. Huy đã ghi tên vào Lôi Hổ rồi em ạ. Thu chẳng biết binh chủng Lôi Hổ là gì nên hỏi Thành và được giải thích là một đơn vị với những công tác rất nguy hiểm cho tính mạng, chuyên thả các toán vào mật khu VC hay xâm nhập ra miền Bắc để hoạt động, nhưng dưới cái tên của đơn vị nghe rất hiền là Nha Kỹ Thuật. Nghe Thành kể sơ thôi nhưng Thu cũng hiểu được phần nào, vì với bản tính ngang tàng của Huy khó mà ai lung lạc được ý muốn của anh ấy, cho dù lúc nầy Thu đã là người yêu của Huy. Cũng như gia đình có 4 người anh em trai đã tử trận được chôn trong nghĩa trang Quân đội ở Biên Hòa – Huế, chỉ duy nhất mình Huy là còn sống, vậy không biết sợ là gì mà còn
chọn vào đơn vị nguy hiểm nầy. Có lần Ba của Huy lúc đó ông ta đang là Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn A của Trung Tâm Huấn Luyện Lam Sơn khuyên Huy nếu muốn về làm cán bộ quân trường Lam Sơn ở cùng cha thì ông sẽ xin chuyển về, nhưng Huy lắc cái đầu ngang bướng nói với cha:
Sinh ra đời đã có định số an bài, con xin cám ơn Ba nhiều và hãy cảm thông để con chọn con đường của con đi. Ngày ra trường, Thành và Huy chia tay để về trình diện 2 đơn vị mới khác nhau. Thành về Tiểu Khu Bình Dương và phục vụ trong ngành Chiến Tranh Chính Trị. Nhưng được 2 năm sau thì anh hy sinh ở Phú Giáo trong một lần công tác tiền đồn. Anh còn độc thân con một trong gia đình, nhưng chiến tranh đã cướp mất sự sống đứa con thân thương để lúc tuổi về già mẹ Thành phải sống cô đơn trong buồn nhớ. Số mạng thật trớ trêu, lo sợ cho bạn mình là Huy chọn lính dữ sẽ không an toàn tính mạng, còn mình ở đơn vị văn phòng khó chết, có ai ngờ đâu Thành lại chết trước Huy.
Sau khi hết phép, Huy về trình diện Nha Kỹ Thuật ở gần trường đua Phú Thọ - Sài Gòn. Từ đó Huy được bổ sung về Đoàn 72 thuộc Sở Công Tác đang đóng ở trong vòng đai Phi Trường Nha Trang để theo học khóa Chiến Tranh Ngoại Lệ. Sau đó được huấn luyện thêm về Nhảy Dù, Viễn Thám ở Trung Tâm Huấn Luyện Yên Thế tại Long Thành. Mãn khóa huấn luyện Chiến Tranh Ngoại Lệ xong, Huy được chỉ định làm Trưởng Toán 723 rồi cùng đơn vị lên Komtum thi hành công tác ngay. Đời lính là thế, hôm nay đây mai đó, bởi VC đã đưa nhiều Sư Đoàn xâm nhập vùng Tây Nguyên và Tam Biên, nên cần những Toán Lôi Hổ nhảy vào vùng để thâu lượm tin tức tình báo.
Mới mấy tháng xa Huy nhưng nhớ ơi là nhớ, lại nghe tin anh đang công tác tại vùng Cao Nguyên với chiến sự nóng bỏng, nên Thu đánh bạo lên Komtum thăm đột xuất Huy một lần, như người em gái Hậu Phương đến thăm tiền đồn, để được nhìn nét mặt điển trai với nước da ngâm đen của Huy cho thỏa lòng nhớ thương.
Máy bay Air VN đáp xuống phi trường Kontum vào một buổi trưa nắng đẹp, với khí trời lành lạnh của mùa đông Cao Nguyên làm làn da trắng của Thu nổi da gà, răng môi run cầm cập. Và vì chưa một lần làm quenxứ lạnh nên bàn chân Thu cóng lên với những bước đi lúng túng, trên đường vào nơi hậu cứ hành quân của Đoàn 72 đóng trong vòng đai khu Quân Sự.
Người lính gác tại cổng trại biết Thu đến thăm Huy, liền vội vàng gọi máy điện thoại báo vào trong Ban Chỉ Huy. Sau 3 phút thấy một ông Đại Úy trên ngực áo thêu tên là Hùng đang tươi cười bước ra đến cổng gác để gặp Thu. Khi biết Thu từ Bình Dương ra thăm Huy nên dẫn Thu vào trong doanh trại Ban Chỉ Huy, để nghe tin tức về Huy qua Tiền Không Sát, đang bay liên lạc trên vùng hành quân. Đ/U Hùng cho Thu biết Huy đã đi công tác được một tuần rồi, Toán vẫn an toàn và
đang thi hành tốt đẹp theo lệnh hành quân. Nếu hôm nay Toán Huy chưa về được thì sẽ cho người ra khách sạn mướn phòng ngủ giúp Thu ở lại cho an toàn. Ngồi trong căn nhà tôn dã chiến với nhiều máy móc truyền tin, bản đồ, súng đạn, và thỉnh thoảng nghe tiếng đại bác, tiếng bom nổ ầm ầm từ xa vọng đến, khiến lòng lo âu lạ thường. Thu lâm râm cầu nguyện cho Huy được bình an để được gặp Huy nơi đây cho thỏa lòng nhớ mong. Lời Nguyện Cầu như thấu đến Trời Cao, nên lúc 3 giờ chiều trong lúc Thu ngồi nhìn xuyên qua khung cửa sổ với cảnh rừng núi cuối chân trời mịt mù trong nắng vàng Cao Nguyên của chiều mùa đông thì Đ/Úy Hùng chạy vào nhà với tiếng cười dòn dã:
Thu ơi, Báo cho em mừng là cả Toán của Huy đang trên đường máy bay bốc về. Vì mới cách đây 20 phút đã chạm súng với VC và Toán an toàn sau khi bắn hạ được 2 tên VC.
Trống ngực Thu đập thình thình nghe rõ bên tai, vừa mừng vừa lo âu với những giọt nước mắt lăn trên đôi má lạnh ửng hồng, vội vàng hỏi lại như chưa tin vào lổ tai mình:
Anh Huy đang trên đường về thật không Đại Úy?
Đúng. Thật may mắn tình cờ, vì Toán của Huy vừa chạm địch nên được bốc về sớm, nếu không thì còn 2 ngày nữa mới xong công tácđó Thu, mừng cho 2 em.
Nhìn gương mặt của anh Hùng rất hiền hậu, anh cứ liên tục cầm máy truyền tin hối thúc người Phi Công Trực Thăng lái cho nhanh lên. Rồi anh kể chuyện đời binh nghiệp với năm tháng đã từng sống nơi núi rừng, anh em thương nhau như ruột thịt, trùm chung trong tấm Poncho dưới mưa rừng chia xẻ từng khói thuốc, kể cho nhau nghe chuyện vui buồn hay cùng xem những lá thư tình để cảm thông nỗi nhớ thương đến người em gái hậu phương. Vừa nghe Đ/Úy Hùng kể chuyện đời lính Thu vừa lâm râm Tạ Ơn Trời trước sự việc qúa bất ngờ mà định số đã an bài, nhờ vậy Thu mới gặp lại được Huy bình an trở về trong ngày hôm nay.
Sau khi tắm rửa thân hình bám đầy bụi đất đỏ khè của núi rừng Cao Nguyên xong, Huy cùng Thu sánh bước đi ra Thành Phố Kontum. Khi đi ngang qua quán Café Sầu Đông thì tình cờ Nam từ trong quán vừa bước ra thấy Thu vội cười chào cụt ngủn:
Thu .
Nhớ gặp Nam ở Bình Dương nhân một lần về phép Huy đã dẫn Nam cùng về thăm xứ trái cây, Thu cười tươi:
Chào anh Nam.
Gốc người Miền Nam nên gặp nhau rất tự nhiên và vui vẻ sau vài câu mừng rỡ hỏi thăm về sức khỏe, Nam chân tình nói:
Cả tuần lể nay anh ở trong rừng, thèm thuốc qúa nhưng hết tiền, Thu cho anh xin ít tiền mua gói thuốc nhé.
Không chần chừ, Thu mở bóp lấy tiền đưa cho Nam và luôn thể mời những anh em đi với Nam đến nhà hàng dùng cơm chiều cùng Huy luôn. Như bất ngờ trước lời mời của Thu, những cánh tay của các anh đưa lên gãi đầu lia lịa, miệng cười vui đồng thanh la lớn hoan hô Thu. Hôm đó Thu mặc chiếc áo dài màu tím, màu mà Thu rất thích và có nhiều bạn bè gọi là “ Thu áo tím ”. Còn các anh trong bộ đồ bạc màu hoa rừng, đầu đội nón đỏ trông rất là oai dũng phong trần. Nhìn những bước chân của các anh đang cùng bước đi đến nhà hàng với đôi giày lính bám đầy đất đỏ Cao Nguyên làm lòng Thu xao xuyến nghĩ đến các anh, với tuổi đời chưa qúa 22 thế mà phải rời ghế nhà trường để đi vào quân ngũ cầm súng bảo vệ quê hương. Năm tháng sống nơi đèo heo hút gió, nằm gai nếm mật giữ gìn từng tấc đất để cho hậu phương được an lành, Thu thương các anh và chỉ biết đêm đêm cầu nguyện cho quê hương không còn chiến tranh, không còn bom đạn nổ, đất nước sớm có hòa bình, để không còn cảnh cha mẹ xa con, vợ xa chồng , hay những góa phụ bồng con ngồi tựa cửa nhớ người chồng đã ra đi …
Lần đầu Thu có một bữa cơm chiều rất vui nhộn cùng Huy, Nam và các anh trong Toán 723, những người lính trận miền xa đầy kiêu hùng. Các anh vừa ăn vừa kể lại những giây phút nguy hiểm căng thẳng trong lúc chạm súng với VC mới mấy giờ trước đây. Thu nghe các anh kể qúa hồi hộp, tim như muốn nhảy ra khỏi lòng ngực, đúng là lính Lôi Hổ thứ thiệt.
Rời nhà hàng sau khi chia tay các bạn, Huy đưa Thu về Khách Sạn để nghỉ ngơi chuyện trò nhớ thương những ngày tháng xa vắng đã qua. Và đêm ấy Huy đã đem đến những hưng phấn trong ân ái đầu đời mà Thu chẳng bao giờ quên được trong lòng.
Nửa đêm thấy Huy tự nhiên ngồi dậy đốt thuốc hút, mắt đăm chiêu nhìn vào góc tường dưới anh đèn ngủ mờ nhạt. Vói tay kéo vai Huy nằm xuống lại bên cạnh rồi lần bàn tay ôm vào ngực Huy, Thu thì thầm:
Có điều gì làm anh thức giấc vậy? Thôi ngủ cho khỏe anh ạ.
Giọng Huy xúc động:
Anh ngủ mơ thấy Thủy.
Thu giật mình hỏi:
Thủy nào vậy anh , cô ấy đẹp lắm phải không ?
Huy bật cười:
Đực rựa chứ không phải cô nào cả. Đó là Trung Sĩ Đào Hồng Thủy, một đồng đội đã bị bỏ xác lại tại Tam Biên trong lần bổ sung cho Toán anh nhảy xâm nhập vào tuần trước. Thu ngốc đầu dậy xúc động nhìn vào mắt Huy:
Sao không đem xác anh Thủy về được vậy?
Phì khói thuốc số 555 xong. Huy chậm rải kể:
“ Sau khi tốt nghiệp khóa Hạ Sĩ Quan Trường Huấn Luyện Đồng Đế ở
Nha Trang. Với cấp bậc Trung Sĩ, Đào Hồng Thủy đã chọn đơn vị Nha Kỹ Thuật để phục vụ đời binh nghiệp và được đưa về Đoàn 72 do Cựu Trung Tá Cẩm Ngọc Huân làm Đoàn Trưởng.
Đây là thời thời gian Đoàn 72 vừa mới thành lập để chuẩn bị học khóa
Chiến Tranh Ngoại Lệ cùng vơí các Đoàn 71,75. Tất cả các Đoàn đều ở trong khu vực của vòng đai phi trường Nha Trang về hướng đường Phước Hải đi vào. Các Toán trong lúc học Chiến Tranh Ngoại Lệ gồm có 4 Sĩ Quan và 8 nhân viên Hạ Sĩ Quan, không biết TS Đào Hồng Thủy lúc đó đã ở Toán nào. Nhưng sau khi tốt nghiệp khóa Chiến Tranh Ngoại Lệ, Đào Hồng Thủy và một số anh em khác được đưa lên phục vụ ở Chiến Đoàn 2 đóng tại Kontum.
Khi Đoàn 72 được đưa lên Kontum để hành quân nhảy toán thực tập thám sát ở các rừng núi đường mòn HCM, Cao Nguyên và vùng Tam Biên Việt - Miên – Lào. Mỗi lần nhận công tác xâm nhập thì các Toán đều được Chiến Đoàn 2 bổ sung thêm 2 ‘hướng đạo’ để trợ giúp Toán có kinh nghiệm lúc di chuyển trong đường rừng.
Trong một lần công tác nhảy toán vào một vùng ‘ nóng ’ ở Tam Biên
Toán 723 của anh được Chiến Đoàn 2 bổ sung thêm một Biệt Kích người
Thượng và TS Đào Hồng Thủy. Những công tác trong thời gian thực tập nầy thường đi đũ 12 người như quân số của một Toán trong hoạt động Chiến Tranh Ngọai Lệ vậy. Toán chia làm 2 tổ, gồm có bán tổ A do Trưởng Toán là anh chỉ huy và bán tổ B do Toán Phó T/Uý Tùng đảm trách. Lúc Toán được Trực Thăng đưa vào vùng xâm nhập, máy bay của bán Tổ A luôn bay dẩn đầu để sẳn sàng nhảy xuống bãi trước, sau đó máy bay của bán tổ B sẽ xuống sau.
Hôm đó, một buổi sáng nắng ráo bầu trời quang đãng trong không khí lạnh mát của rừng núi Cao Nguyên vào những ngày cận Tết năm 1971. Chiếc máy bay trực thăng bán Tổ A chở anh cùng các toán viên Trung Sĩ Ngô Quang Đợi, Huỳnh Cẩm Sanh , Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Văn Thoại và Đào Hồng Thủy đang bay bám theo sau chiếc O1 của Tiền Không Sát Đại Uý Lê Đình Vủ dẫn đường vào vùng, và theo sau máy bay của bán Tổ A là trực thăng chở bán Tổ B của T/úy Nguyễn văn Tùng cùng 4 nhân viên của toán và một người Biệt Kích Thượng của Chiến Đoàn 2 đi theo. Kèm hai bên trái phải của 2 máy bay trực thăng chở Toán 723 là 2 chiếc máy bay hỏa lực Cobra, thỉnh thoảng bay lên cao rồi là xuống thấp gần sát các ngọn cây rừng trông thật ngoạn mục. Ngước mặt nhìn lên bầu trời cao xa xa, thấy thêm một trực thăng trống dùng để cấp cứu Toán khi cần.
Anh ngồi thòng 2 chân ra bên ngoài mép trái của trực thăng cùng Trung Sĩ Thủy, còn TS Đợi và Sanh ngồi bên mép phải trực thăng, ngồi giữa máy bay là TS Phong và Thoại. Rừng núi vùng Tam Biên địa thế tương đối bằng bằng nên tầm nhìn con mắt khá xa với cây rừng trùng trùng màu xanh đậm trong buổi sáng trời nắng tốt. Tiếng động cơ kêu ‘ bùm bùm’ của máy bay như nhịp trống quân hành làm quên đi những lo âu hối hộp và làm dịu đi tiếng đập mạnh của con tim trong buổi đầu đi nhảy toán. Thỉnh thoảng anh đưa bàn tay lên túi áo ngực trái sờ nắn viên đá nhỏ mà anh đã lượm
bỏ vào túi trước khi lên máy bay, như một lá bùa hộ mạng và lâm râm
“ ANH PHẢi SỐNG ” để đem viên sỏi nhỏ nầy trả lại cho sân bay khi xong công tác. Sau nầy, trong những lần nhảy Toán, anh âm thầm thường làm vậy như một thói quen để trấn an những lo âu trong những lần công tác nguy hiểm, và tin tưởng “ANH PHẢi SỐNG ” để trở về.
Hơn nửa giờ bay, máy bay chở Toán 723 đã vượt qua những rừng núi bao la trong buổi sáng đẹp trời. Từ hướng xa phía trước gần sát ngọn cây, anh thấy chiếc O1 như một con bồ câu trắng cô đơn đang bay lượn một vòng quanh vùng đất nhỏ trống trải rồi cất vút bay lên cao bầu trời ra khỏi tầm nhìn của anh. Tiếp theo 2 chiếc Cobra như 2 cánh én đen lạng xà xuống nơi bãi cỏ lau sậy ấy rồi bay lượn lòng vòng quan sát quanh vùng.
Người xạ thủ đại liên của trực thăng đưa ngón tay cái ra dấu cho anh biết máy bay đang vào vùng và chỉ ngón tay về hướng bãi đáp khá trống, nơi chiếc O1 của Tiền Không Sát vừa mới bay lên Từ trên cao anh thấy bãi đáp thưa thớt cỏ lau sậy và bao bọc xung quanh là một rừng cây rậm rạp. Mắt đăm đăm nhìn bãi đáp càng rỏ dần theo độ bay xuống thấp của chiếc trực thăng, và khi chiếc trực thăng chở bán Tổ A của anh đang bay là là chầm chậm xuống bãi đáp làm cỏ lau sậy nằm rạp xuống như một tấm thảm xanh mịn màng. Với phản ứng tự nhiên, anh vội vàng vổ vai Thủy
nhảy xuống bãi cùng lúc. Chưa kịp quan sát thì nghe những tiếng nổ đạn bom, đất cát bắn tóe tung như xé tan màng nhỉ. Ngoái đầu nhìn lui, thấy chiếc máy bay chở bán Tô A đã bị trúng đạn phòng không của địch, đang lắc lư chậm chạp cố bay lên cao với làn khói đen dày đặc kéo theo sau, như hình một con rồng đen lướt trong gío mây. Còn chiếc trực thăng bán Tổ B của Tùng vội quay hướng bay về phải rồi bốc lên cao lẩn trốn vào các đám mây trắng. Hai chiếc Cobra bay lạng sát ngọn cây bắn xối xả các tràng đạn đại liên, phóng pháo M79, Rocket xuống các rừng cây quanh bải đáp. Tiếng gầm hú như phong ba bảo táp lướt nhanh của 2 chiếc phản lực cơ A37 nhào xuống lượn lên với những trái bom thả xuống quanh bãi tóe lửa khói trong tiếng nổ “ ầm ầm ” như một bản hợp xướng sống động với âm thanh rùng rợn làm người nghe có thể chết giấc cho những ai yếu bóng hồn vía.
Trong giây phút đầu xuống bãi đáp với lửa đạn bom rơi, anh vội vàng đảo mắt nhìn xung quanh để tìm kiếm các toán viên. Thủy đang nằm sau bụi cỏ gần bên mé phải của anh chỉa súng hướng về bìa rừng. Ts. Đợi cách xa anh chừng 10m về trái, Ts. Sanh cách 5m phía sau lưng anh, tất cả chỉ có 4 người nhảy xuống bải, còn Phong và Thoại ngồi giữa máy bay nên chưa kịp xuống thì máy bay bị trúng đạn phòng không của địch và cố gắng bay lên cao. Những tiếng đạn bom liên tục nổ từ Cobra và A37 bắn thay nhau yểm trợ, cùng B40 của địch bắn ra hướng Tổ A đang nằm nổ chát tai làm các anh chẳng biết hướng nào có địch. Nằm giữa bải sau các lùm cỏ sậy chẳng có một mô đất che chở thân mình, các anh chỉ biết hướng súng về rừng để mong nhìn thấy địch mà bắn trả lại thôi.
Nhìn Sanh bò đến bên trái của anh rồi vội vàng đưa ống nghe của máy PRC 25 cho anh. Nhanh tay anh cầm lấy áp sát vào tai và nghe tiếng hối hả của Liên Toán Trưởng Đ/U Lê Đình Vủ:
H.ồ.n.g H.à, Hồng Hà đây là Vương Vủ .
Hồng Hà, Hồng Hà đây là Vương Vủ anh nghe được trả lời ...
Mắt nhìn đăm đăm vào rừng, tay trái cầm ống nghe, tay phải cầm súng với ngón trỏ luôn dán sát cò súng Car 15. Anh thì thầm:
Hồng Hà nghe Vương Vủ 5/5.
Tiếng máy khè khè trong ống nghe lại vang:
Gia đình Hồng Hà cứ nằm tại bãi để Zu Lu xuống cứu.
Anh chưa kịp trả lời lại Đ/U Vủ, thì bất chợt từ hướng rừng trước mặt Đợi và anh cùng Thủy, nghe tiếng hét la lớn trộn lẩn trong tiếng nổ của súng đạn bom, tiếng được tiếng mất:
N.. à..ng S.. ố n , R.. ố ..ng …h .. ế t. ( hàng sống chống chết ).
Theo sau những tiếng la hét ‘ hàng sống chống chết ’ với âm giọng như
là của người Thượng hay Miên Lào là những tràng đạn AK bắn về hướng
chúng anh. Tiếng đạn nghe ‘ x..í..u xíu ’ làm cày xủi đất bụi bay lên quanh mình. Ba họng súng Car 15 của Đợi,Thủy và anh cùng lúc nhả đạn khi thấy những tên địch từ rừng chạy nhào ra hướng Đợi và các anh đã đốn ngã được 3 tên địch làm mấy tên còn lại phải nằm xuống.
Tiếng Đợi nho nhỏ vọng từ xa:
Em bị thương rồi anh Huy ơi.
Không chần chừ, như một bản tính tự nhiên anh đáp lại để Đợi đủ nghe:
Cố gắng lên em, anh Huy không bỏ Đợi đâu.
Anh quay đầu về phải để nói Thủy bắn yểm trợ
giúp anh bò lên chổ Đợi đang nằm để kéo Đợi xuống gần Sanh băng bó vết thương. Anh thì thầm:
Thủy, Thủy.
Không nghe tiếng trả lời. Thấy Thủy vẫn ngồi yên mình hơi nghiêng, lưng dựa vào chiếc ba lô còn đeo trên vai. Tưởng Thủy không nghe, anh
liền vói tay lắc nhẹ chiếc balô:
Thủy ...Thủy.
Lần nầy Thủy vẩn im lặng nên anh mới biết Thủy đã đi vào cõi chết từ lúc nào mà anh chẳng hay. Thủy chết trong tư thế súng vẩn cầm tay, người hơi nghiêng và lưng tựa vào chiếc ba lô mang gạo sấy của 7 ngày ăn, như đang thả hồn ngắm nhìn rừng núi Tam Biên vào một buổi sáng đẹp trời …
Anh vội vàng lấy súng Thủy ra và đưa Sanh bắn yểm trợ để anh bò lên kéo Đợi xuống. Vừa bò đến nơi Đợi nằm, thấy cây súng Car 15 bị gãy ngang và máu bên đầu gối chân phải của Đợi đỏ sẩm cùng bụi đất trộn lẫn. Chưa kịp kéo Đơi, anh nghe tiếng ‘ p..ì..n..h , pình ’ từ hướng sau lưng. Ngoái đầu về sau, anh thấy một chiếc trực thăng từ trên cao bay chúi mũi xuống vội vàng nơi chúng anh đang nằm trong tiếng ầm ầm bom đạn bắn thả yểm trợ để cứu các anh.
Anh và Sanh hối hả xốc Đợi lên sàn máy bay. Chưa kịp leo lên thì máy bay đã từ từ bay lên cao, anh và Sanh nhanh chân đứng trên càng chân máy bay để bò lên sàn trong khi máy bay từ từ ra khỏi bãi. Oái ăm thay ! trong lúc vừa bay lên cao thì người xạ thủ đại liên của trực thăng đã trúng đạn bị thương nặng. Từ trên cao của trực thăng , anh nhìn xác Thủy mờ dần trong tầm mắt, xa dần, xa dần … sau những tảng mây trắng, như màu khăn tang che phủ một vòm trời của rừng núi Tam Biên vào một ngày buồn.Và không biết sao đêm nay anh đang ngủ thì mơ thấy Thủy nên thức giấc dậy hút thuốc như em đã thấy ’’. Nghe Huy kể Thu cảm nhận đôi mắt mình ươn ướt thương cảm một người đồng đội của Huy đã ở lại, ngủ một giấc ngủ dài tại rừng núi Tam Biên, và cầu nguyện cho hương hồn của Thuỷ được sớm vào Cõi Trời.
Sau lần thăm Huy tai Pleiku thì 2 tháng sau Thu nhận được thư của Huy, báo tin Đoàn 72 đã di chuyền ra Đà Nẳng và đang trấn đóng dưới chân núi Non Nước. Trong thư cũng nói đến anh Nam đã chết trong một tai nạn trực thăng, khi đổi tiền đồn ở tại Non Nước Đà Nẳng để thay Toán của Huy ngày hôm đó.
Cầm lá thư đọc hai tay run run với những dòng chữ như nhảy múa mờ lòa trong nước mắt khi nghe hung tin. Hú hồn ! Huy vẫn còn sống, nhưng Nam một người bạn cũa Huy đã chết, tự nhiên một ý nghĩ lóe lên trong đầu Thu, biết ngày nào đó rồi sẽ đến Huy đây?
Để tâm hồn được bình lặng
trước những tin tức chiến sự dồn dập trên báo chí, radio, hằng ngày Thu chỉ biết cầu nguyện Ơn Trên phù hộ cho Huy luôn được bình an, và chúng tôi vẫn thường liên lạc thư từ qua lại. Cho đến mùa hè đỏ lửa năm 1972 thì Thu hoàn toàn mất liên lạc với Huy, mặc dù Thu vẫn thường xuyên viết thư cho Huy, nhưng thư đi mà không có thư về và cũng chẳng có thư nào bị hoàn trả lại.
Thu không biết chuyện gì đã xảy ra cho Huy, hay chàng đã hy sinh ? Không có câu trả lời. Tất cả như đi vào kỷ niệm, và từ đó Thu sống rất là bình lặng sau 5 năm quen biết Huy, có lẽ sẽ kết thúc từ đây. Đôi khi tình cờ nghe những lời ca não nề nức nở của Khánh Ly trên Radio “…em hỏi anh …em hỏi anh bao giờ trở lại …xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về …” hay nhìn những kỷ vật mà Huy đã mua tặng Thu trong những lần về phép làm nước mắt Thu chảy dài thấm ướt bờ môi, rồi lòng quay thắt không biết Huy còn sống hay đã chết? và chàng đang ở nơi đâu?
Thời gian trôi qua đã hơn 1 năm trời , hằng ngày lo công việc vườn tược để vơi đi nỗi buồn nhớ những kỷ niệm đã qua. Mùa hè năm 1973 trong lúc đang nằm nghỉ trưa, bỗng Thu nghe tiếng xe Honda ngừng ngoài ngỏ, rồi có tiếng gõ cửa nhà mình. Vội vàng bước đến mở cửa ra. Trời ơi ! Huy đang đứng lù lù trước mặt, Thu liền vuốt mắt để xem mình có nằm mơ chăng. Nhưng, đó là sự thật, Huy bằng xương thịt đang ôm Thu vào lòng đã làm hồi sinh sự sống lại của người con gái xứ vườn sớm mồ côi mẹ cha.
Được biết trong thời gian qua chiến sự Miền Trung với mùa hè đỏ lửa, Hạ Lào, nên các Toán luôn bận rộn nhiều công tác xâm nhập trong vùng hỏa tuyến , làm Huy lười biếng viết thư trước sự sống như chỉ mành treo chuông, và cũng để thử thách sự đợi chờ của Thu với người lính trận miền xa thế nào. Tình yêu qúa chím mùi qua thời gian, nên đã đến lúc chúng tôi quyết định tiến đến hôn nhân và sau đó Huy đưa Thu ra Đà Nẳng để sống cùng Ba Mẹ Huy.
Lúc nầy Ba của Huy đã về hưu chỉ còn lại một mình Huy còn sống, trong khi 4 anh em ruột độc thân đã hy sinh trên các chiến trường Trung - Nam được chôn tại Nghĩa Trang Biên Hòa và Thừa Thiên.Vì thế Thu là người con dâu duy nhất để chăm sóc cha mẹ trong những lúc Huy đi công tác.
Đoàn 72 hiện đang đóng tại Tiên Sa – Sơn Chà, những lần không đi công tác thì buổi sáng Huy vào trại điểm danh xong là về nhà cùng Thu đi đây đó thăm chơi. Còn những ngày Huy đi công tác thì Thu ở nhà chăm lo cơm nước cho cha me Huy. Là người mồ côi cha mẹ sớm nên khi gần bên cha mẹ chồng, Thu thấy thương kính như cha mẹ mình và ông bà cũng thân tình xem Thu như là đứa con gái vậy. Lúc nầy tình hình chiến sự bước qua giai đoạn dành dân lấn đất cho cả 2 bên, nên Đoàn 72 được lệnh lên Núi Bạch Mã trấn đóng để làm tiền đồn chiến lược. Đây là thời gian Thu cùng gia đình rất lo âu trước những tin tức chiến sự hằng ngày vì VC không còn tôn trọng hiệp định Ba Lê mà chúng đã đặt bút ký và đang lấn chiếm những địa danh quan trọng như Tống Lệ Chân, Rạch Bắp v.v. và nay đang bao vây vùng Bạch Mã, nơi Toán 723 đang trấn thủ.
Anh em ở Sơn Trà hằng ngày cho Thu biết Toán Huy vẫn an toàn và đang chờ Bộ Binh lên tiếp viện. Thu chỉ biết cầu nguyện đêm
ngày, xin Ơn Trên phù hộ cho Huy cùng anh em Toán 723 an toàn sớm được về cùng gia đình.
Tháng ngày trôi qua chầm chậm với sự âu lo, trong lúc đang lo cơm nước cho Ba Mẹ chồng ăn trưa thì thấy Minh mập từ ngoài chạy vào nhà miệng la lớn:
Chị Thu ơi, Toán anh Huy đang trên đường rút về Đá Bạc .
Giong run run Thu vội vàng:
Thật không Minh?
Minh cười lớn nói lẹ:
100% đó chị Thu ơi, em mừng cho chị và 2 Bác cả tuần nay ăn ngủ không yên.
Sau nầy nghe Huy kể lại, khi Ban Chỉ Huy dã chiến và các Toán của Đoàn 72 trên vùng núi Bạch Mã rút về núi Đá Bạc, thì bàn giao lại cho Toán 723 của Huy ở lại trấn thủ trong một ngôi nhà lầu đổ nát mà ngày xưa nhà Nguyễn đã xây trên đỉnh núi chính.Vùng Bạch Mã nầy vào thời nhà Nguyễn đã xây nhiều tòa nhà trên các đỉnh núi để làm nơi nghỉ mát cho Vua - Quan.Với độ cao 1.448m của vùng núi Bạch Mã nên không khí ở đây rất mát mẻ. Đôi lúc đỉnh núi mây trắng tụ lại phủ mù cả vùng trời như cảnh thần tiên huyền ảo trong các truyện liêu trai phim ảnh. Quanh đỉnh núi có vài cụm hoa lan, hoa huệ, mà ngày xưa thời Nguyễn đã trồng nay nở rộ làm đẹp thêm cảnh núi rừng.Từ độ cao của Bạch Mã có thể nhìn bao vùng cả khu đồng bằng từ Lăng Cô ra đến Phiá Nam Phú Bài - Huế. Vì vậy VC lợi dụng trong tình huống QLVNCH đang bị Mỹ cắt bớt viện trợ, nên những phi vụ đánh bom và pháo binh bị hạn chế rất nhiều, để đánh chiếm điểm chiến lược nầy.
Tại tiền đồn Bạch Mã Toán Huy gồm có 12 người, Trưởng Toán là Huy và Toán Phó là T/Uý Tùng cùng 10 Trung Sĩ toán viên ngày đêm chống trả những tên VC cố bò lên chiếm đỉnh đồi. Cảnh thần tiên thơ mộng không còn nửa mà chỉ có đạn bom đêm ngày nổ vang trên đồi tung bụi bay mù mịt, pha trộn trong mây gió làm bẩn màu trắng của trời mây. Nhìn về hướng Nam cách xa ngọn đồi của Huy chừng 200m thì có một Đại Đội ĐPQ của Tiểu Khu Thừa Thiên trấn đóng từ lúc các Đoàn Công Tác lên đây lập tiền đồn chiến lược.
Trong thời gian nầy V.C. lợi dụng lúc sương mù tan loãng trên
đỉnh đồi, thường bắn sẽ anh em ĐPQ và Toán 723. Nhưng mỗi lần chúng bắn sẽ vào Toán 723 thì bị anh em bắn M72 trả lại khiến chúng lo sợ. Còn VC bắn sẽ lính ĐPQ thì chúng chẳng hề bị bắn trả lại, nên chúng thường hay bắn vào lính ĐPQ và đã làm bị thương chết vài người mà trong đó có một Thiếu Úy Đại Đội Phó. Trước tình hình căng thẳng sự vi phạm Hiệp Định Ba Lê qúa trắng trợn của VC trên vùng Bạch Mã, nên Huy cùng anh em Toán sẵn có máu văn nghệ trong người liền lấy máy phát thanh, microphone mà trước đây nhóm Chiến Tranh Chính Trị lên công tác đã bỏ lại lúc rút về Huế, để làm một đêm văn nghệ dã chiến bỏ túi với chủ đề “ ĐÊM BẠCH MÃ ” không ngoài mục đích yêu cầu VC hãy tôn trọng hiệp định Ba Lê đừng bắn sẽ nữa, nếu bắn thì Toán 723 phải tự vệ và sẽ bắn lại. Qua đêm hôm sau VC bên kia núi cũng bắt loa hò hát và đọc những lời tuyên truyền xuyên tạc, nhưng vì dưới chiều gío thổi nên chẳng nghe rỏ được gì.
“ Đừng nghe những gì VC nói, hãy nhìn những gì VC làm ’’ Sự cố gắng của Toán 723 trong ‘ĐÊM BẠCH MÃ’ chẳng đem lại kết qủa gì, vì vài ngày sau lợi dụng mưa gío dầm dề của mùa đông Miền Trung với mây mù che phủ tầm nhìn hạn chế trong 10 mét cả vùng Bạch Mã, VC đã tấn công bằng chiến thuật tiền pháo hậu xung vào đồi của Toán 723 và Đại Đội ĐPQ. Đã từng chiến đấu đơn đôc trong rừng sâu núi thẳm của vùng Tam Biên, nên Toán 723 chẳng hề nao núng trước chiến thuật trận địa chiến, sẵn sàng đợi VC bò lên đỉnh đồi để bắn hạ. Nhưng chúng chỉ pháo phủ đầu vào đồi của Toán 723 để nghi binh rồi nhào lên tấn công đồi của ĐPQ.
Bất chợt nghe tiếng Đại Úy Bạch Đại Đội Trưởng ĐPQ kêu vang trong máy truyền tin vội vã:
Hồng Hà, Hồng Hà đây Bắc Bình anh nghe rõ trả lời .
Huy vội vàng cầm ống liên hợp áp sát vào tai:
Hồng Hà nghe Bắc Bình rõ 5/5.
Tiếng Đại Úy Bạch nói lớn trong ống nghe:
Tụi Vẹm nó bám sát xung quanh hàng rào và tôi nghe rõ tiếng nói của chúng. Nhờ anh bắn đại liên yểm trợ vào hướng đi lên đồi của chúng tôi để VC không chạy lên được đồn.
Huy trấn an:
Tôi sẽ yểm trợ Bắc Bình. Hãy an tâm.
Vì mây mù qúa dày đặc không thể thấy được đồn của ĐPQ nên Huy đã cho Trung Sĩ Phong Đen bắn đại liên M60 yểm trợ đồn ĐPQ theo phương giác Huy hướng dẫn .
Chừng 10 phút sau, tiếng Đại Úy Bạch của ĐPQ lại vang lên trong máy mừng rỡ:
Cám ơn anh Huy đã bắn yểm trợ tốt, và xin anh tạm ngừng bắn.
Sau khi ngừng bắn đại liên M60 yểm trợ cho ĐPQ và chờ đợi lệnh mới của Ban Chỉ Huy Đoàn 72. Ngồi trong lô cốt giao thông hào nghe tiếng đạn nổ ầm ầm của Pháo Binh Tiểu Khu Thừa Thiên yểm trợ, và của cả pháo VC làm rung chuyển ngọn đồi như sẽ sắp đổ sụp tan tành. Bổng Huy chợt nghe anh em trong Toán nói vọng vào:
Có tiếng lính ĐPQ xin đi vào đồi của mình anh Huy ơi.
Vội vàng chạy ra khỏi lô cốt để nhìn xuống lối nhỏ đi lên đồi, nhưng sương mù đục ngầu chẳng thấy được gì cả. Huy chỉ nghe tiếng dưới gần chân đồi dồn dập la lớn:
Địa Phương Quân đây, cho chúng tôi lên đồi, xin đừng bắn.
Nữa tin nữa ngờ, không biết lính ĐPQ hay VC trá hình. Sau mấy giây đắn đo suy nghĩ, Huy vội thét lớn:
Các anh hãy đưa hai tay với súng ống lên đầu rồi đi lên từ từ từng người một. Nếu ai không làm đúng chúng tôi sẽ bắn.
Dạ ! Dạ nghe.
Sau khi cho lính ĐPQ đi hết lên đồi, Huy kiểm tra thấy có khoảng chừng 60 người kể cả những người bị thương. Nguời có súng đạn nguời thì tay không, với vẻ mặt thất thần sợ hãi đang nhỏ to chuyện trò hỏi han. Anh em ĐPQ cho biết sau khi được Toán 723 bắn đại liên yểm trợ xong thì thấy Đại Úy Bạch mở hàng rào ra khỏi đồn rồi chạy về hướng đồi của Toán 723. Nhưng vì mây mù phủ che tầm nhìn, lính ĐPQ tưởng Đại Úy Bạch chạy qua đây nên đã vội vàng chạy theo để xin đi lên đồi của Toán. Có ai ngờ đâu Đại Úy Bạch một mình chạy về Tiểu Đoàn ĐPQ đóng ở vùng núi gần dưới đồng bằng Phú Lộc – Cầu Hai, Nước Ngọt.
Đã từng chiến đấu đơn độc trong rừng sâu quen rồi, và cả tuần qua cùng anh em Toán 723 liều mình để giữ vững ngọn đồi. Nay có thêm một số lính ĐPQ chạy đến gần cả trăm người, nên Huy và anh em Toán 723 càng tăng thêm sự tự tin quyết chiến sống chết cùng Bạch Mã. Nhưng ! nhìn thấy sự hổn loạn sợ hãi của lính ĐPQ, Huy liền bảo anh em Toán 723 mở máy loa phóng thanh cùng hát to bài Quốc Ca “...nầy công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi, đồng lòng cùng đi, hy sinh tiếc gì thân sống …” để kích động tinh thần anh em ĐPQ.
Dưới trời mưa lất phất, mây mù phủ kín đồi, tiếng nổ của đạn pháo ầm vang, hòa cùng bài Quốc Ca VN với tiếng hát nhịp nhàng như một bản hòa tấu hùng mạnh vang dội khắp đồi, làm sôi sục dòng máu ấm trong lòng thúc dục Huy bước ra khỏi lô cốt, tay cầm đàn miệng hát bài Quốc Ca, và đi theo dọc hệ thống giao thông hào dưới trời mưa phùn lành lạnh xuyên qua các lô cốt nầy lô cốt khác, để kích động tinh thần của lính ĐPQ. Thật không ngờ ! có lẻ lời của bài Quốc Ca đã thúc dục được ý chí hy sinh của những người lính trên đỉnh đồi Bạch Mã này, hãy cùng đứng dậy chiến đấu trước cảnh nguy nan. Và Huy rất vui mừng khi thấy anh em ĐPQ bày tỏ một lòng sống chết với Toán 723 để cố giữ vững đồi Bạch Mã.
Sau khi cùng chiến đấu dưới sự điều động của Huy được 1 ngày thì lương thực khô dự trữ đã cạn hết vì đã chia sẻ khẩu phần cùng lính ĐPQ. Huy phải gọi về đơn vị để xin thả dù tiếp tế lương thực. Nhưng vì thời tiết qúa xấu, mưa gío cả tuần nay chưa ngừng lại và thiếu phương tiện máy bay để thả hàng tiếp tế, nên Quân Đoàn 1 đã cho lệnh Huy rút khỏi Bạch Mã. Khi nghe lệnh bỏ đồi Bạch Mã lòng Huy cảm thấy buồn vui lẩn lộn, một khi phải bỏ đỉnh núi mà đã ghi nhiều hình ảnh quen thân trong thời gian qua trấn đóng, và vững tin ngọn đồi sẽ đứng vững trước địch quân. Còn mừng vì sắp gặp lại Cha Mẹ cùng Thu tại căn nhà nhỏ đang thuê tại Sơn Chà.
Trở về từ Bạch Mã nghỉ ngơi được 2 tuần trong căn nhà nhỏ thuê tại Sơn Chà Đà Nẳng, những nhớ thương mừng vui chưa thỏa thuê thì Toán 723 của Huy lại nhận lệnh ra Đá Bạc lại để thay thế công tác cho một toán khác. Đúng là Toán bị “đì ” như các anh em trong Toán Huy từng nói, và lắm lúc bực tức, các anh em đã văng tục chưởi thề ai đó lung tung, làm Thu càng thương cái số hẩm hiu của Huy và mến các anh em trong Toán 723 nhiều hơn. Cũng vì thế nên Toán thường bị nhảy vào các vùng “ nóng ” và đã nhiều lần chạm địch, do đó được thưởng rất nhiều huy chương đồng, bạc, chiến thương, tưởng lục v.v. May thay, được Trời Cao che chở nên Toán 723 chưa có một ai chết trận cả. (1)
Lần công tác nầy, Toán của Huy xuất phát từ Núi Đá Bạc và được xe Dodge chở đến ven làng Phú Lộc, rồi từ đó xâm nhập bằng đường bộ xuyên qua thôn xóm để vào vùng hành quân. Mặc dù thời tiết mùa đông miền trung đang mưa dầm dề, bầu trời u ám mây mù, nhưng từ Phú Lộc có thể nhìn thấy lờ mờ vùng núi Bạch Mã mà mới 3 tuần trước Toán 723 đã sống chết trên đó.
Từ lúc Huy rời nhà để ra Đá Bạc công tác, lòng Thu luôn thấy bồn chồn lạ thường như linh tính báo trước một điều gì không may. Nên vài ngày sau Thu nhận tin Toán Huy bị phục kích và Trung Sĩ Huỳnh Cẩm Sanh đã mất tích. Sau đó, Huy trở lại Sơn Chà với khuôn mặt buồn bả và báo cho Thu cùng gia đình biết Huy sẽ đổi lên Đoàn 75 do Trung Tá Nguyễn Thanh Văn làm Đoàn Trưởng đống ở Pleiku. Huy cũng kể cho Thu biết chuyến công tác vừa qua tại Đá Bạc là lần đầu Toán xâm nhập vào mục tiêu bằng đường bộ qua các làng mạc trong thời tiết mưa dầm dề nên rất dễ bị lộ bởi dân làng. Vì thế chiều hôm sau Toán đã bị phục kích gần bờ rừng, trong khi đang ngồi chờ trời tối để vào vùng núi mục tiêu hành quân, thì thình lình nghe thấy đạn nổ ầm ầm …xíu xíu, chớp lửa khói bụi, đá đất tung bay mù trời nơi Toán đang ngồi.
Trước tình hình đột biến bất ngờ, Huy cùng Toán nhanh chân lăn xuống bờ ruộng nằm thủ thế quan sát. Cũng chính vì gần quanh vùng xâm nhập của Toán có một Tiểu Đoàn ĐPQ đang hành quân nên Huy nghĩ lầm đơn vị Địa Phương Quân có lẽ thấy Toán mặc áo quần như VC nên tưởng là VC rồi đột kích. Vì thế Huy vội vàng la lớn trong tiếng đạn nổ:
Bạn đây, bạn đây đừng bắn. Bạn đây đừng bắn.
Tiếng kêu lớn từ trong rừng:
Bạn thì vào đây, bạn vào đây ….vào đây nhanh .
Sau các tiếng la “ bạn vào đây ” thì tiếng súng từ rừng bắn ra Toán im bặt, còn Toán chẳng bắn lại một phát đạn nào cả.
Sanh nằm mé trái cách xa Huy chừng 10 mét gần lùm cây rậm rạp sát rừng, ngoái đầu hỏi:
Đi vào không anh Huy?
Không đáp trả lời lại, Huy chỉ đưa tay trái ra dấu cho Sanh hãy đứng dậy đi vào bìa rừng, nơi có những tiếng la “ bạn thì vào đây ”. Khi thấy Sanh đã khuất bóng sau lùm cây rậm, Huy vội dứng dậy rồi ra dấu cả Toán đi theo sau Huy về hướng Sanh đã vào rừng. Bất chợt từ đằng xa, Huy thấy có một người mặc quần lót với áo lính bộ binh đang đứng ở mép rừng đưa tay vẫy gọi la lớn “ bạn thì vào đây ”. Dù mặt trời đã lặn xuống từ lâu, ánh sáng lờ mờ nhưng Huy còn thấy được người nầy một cách khả nghi. Lính gì mà mặc quần lót đi hành quân?. Huy
vội vàng dừng chân, rồi nhìn lui anh em Toán sau lưng nói nhanh:
Có lẽ không phải ĐPQ, mình phải đi thụt lùi lẹ lên ra ruộng .
Khi thấy Toán không tiến vào rừng nữa mà thụt lùi ra sau ruộng nước, thì súng đạn từ rừng lại bắn về hướng Toán đang lui dần về sau trên một đám ruộng đầy nước, đất mới cày gồ ghề rất khó đi.
Tiếng đạn bay xíu xíu, B40 nổ ầm ầm bắn xủi vào ruộng làm nước bắn lên tứ tung. Đến lúc nầy Huy vẫn còn hoài nghi do dự, nên vừa đi thụt lùi cùng anh em vừa la lên khàn cả cổ họng:
Bạn đây bạn đây, đừng bắn đừng bắn …
Đạn từ rừng càng bắn mạnh hơn và kèm theo tiếng gọi lớn:
Bạn thì vào đây mau.
Toán không bắn trả lại một viên đạn nào cả, chỉ thụt lùi thêm được vài đám ruộng nước hướng về đồng bằng trong lúc trời đang tối dần. Thật may mắn, chẳng có anh em nào bị thương tích gì hết, chỉ có một mình Sanh đã bị bỏ lại sau khi khuất dạng ở lùm bụi cây rậm không biết sống chết thế nào thôi …
Trong thời gian chờ đợi máy bay lên Đoàn 75 ở Pleiku, nét mặt của Huy luôn trầm ngâm ít nói. Có lần Thu chợt nghe Huy lẩm bẩm “ ta đã lầm ... lầm …”, Thu vội tò mò:
Em nghe anh nói lầm, mà lầm gì vậy? ai lầm?
Huy trả lời như nhát gừng:
Anh lầm chứ còn ai nữa. Chính anh lầm nên Sanh đã bị mất tích, may nhờ Ơn Trên che chở không thì cả Toán đã bị bắt sống và Đoàn 72 sẽ xóa tên Toán 723 rồi.
Trong đời chỉ cần một lần lầm thôi là sẽ đem đến những khổ đau cho mọi nguời và tâm hồn của mình sẽ luôn âu sầu trong cuộc sống. Nghĩ xa thêm, cũng vì lầm, nên Miền Nam phải hứng nhận cái ngày đen tối 30/4/75, đã khiến bao nhiêu gia đình nát tan phân ly cho đến ngày nay vẫn còn …và gia đình Thu cũng cùng chung số phận ấy, mà hôm nay đang ngồi trên đất Mỹ, xa quê hương VN nửa vòng trái đất để ghi lại những dòng chữ nầy.
Qúa buồn bả trước sự mất tích thật lảng xẹt của Sanh, người chuyên viên vũ khí gốc Hoa hiền vui đã từng sống chết bên nhau từ núi rừng Tam Biên, Trường Sơn, Bạch Mã, bởi vì lầm nên súng cả Toán chưa nổ một phát đạn nào. Tuy nhiên Huy linh tính Sanh không thể chết, và sẽ có ngày tìm gặp lại được Sanh trong cõi đời này. ( 2 )
Thêm vào đó, những uất ức bất mãn chất chứa trong lòng nên Huy muốn đổi đi đến bất cứ đơn vị nào của QLVNCH hầu quên những gì buồn bực đã qua, và cuối cùng Huy đã đổi đến Đoàn 75 ở Pleiku. Còn Thu cùng gia đình di chuyển vào sống tại Bình Tuy theo chương trình “ khẩn hoang lập ấp ” dành cho những gia đình di tản trong mùa hè đỏ lửa tại Quãng Trị.
Sau khi đổi lên Đoàn 75 đóngtại Pleiku, Huy may mắn được sự thương mến của Trung Tá Văn, nên ông muốn cho Huy phục vụ tại Ban Chỉ Huy và chờ cho học khóa Tiền Không Sát. Nhưng với
bản tính bạt mạng pha chút lè phè, Huy cảm thấy việc gom ống quần bỏ vào trong đôi giày boot desault láng cóong như một cực hình làm Huy cảm thấy không thoải mái, nên Huy không muốn ở văn phòng mà xin đi ra nhảy Toán cùng sống chết với anh em có lẽ dễ chịu hơn.
Trở lại Cao Nguyên lần nầy với những chuyến công tác tại vùng Tam Biên đầy nguy hiểm, và đặc biệt lúc Đoàn 75 biệt phái cho Đại Tá Nghĩa của Tiểu Khu Phan Thiết, hành quân tấn công bất ngờ vào mật khu VC Lê Hồng Phong ở núi rừng Phan Thiết trong mùa hè năm 1974 đã góp nên chiến thắng lớn cho QLVNCH. Oái ăm thay ! những chuyến Công tác tại Cao Nguyên, súng đạn địch không làm Huy ngã gục, mà những con muổi rừng đã đánh ngã Huy xém mất mạng, bởi cơn bệnh sốt rét cấp tính trong lần về phép thăm nhà tại Bình Tuy, sau những chuyến công tác thành công vừa qua.
Trong tuần lễ đầu của 15 ngày phép, Huy vui chơi cùng bé Chinh Thu và cha mẹ, thỉnh thoảng đi thăm bà con sống các vùng lân cận. Qua tuần phép thứ 2 thì Huy bắt đầu thấy mệt mỏi, nhức đầu ói mửa, thân thể lên sốt nằm mê man. Từ Bình Tuy Thu vội vàng đưa Huy về Sài Gòn rồi đến căn cứ hậu cần của Nha Kỹ Thuật tại trại Hạ Hồi, sau đó đơn vị đã đưa Huy đi đến Bệnh Viện Trần Ngọc Minh để cấp cứu. Nằm điều trị tại Bệnh Viện trong một tháng, Huy được xuất viện nghỉ 29 ngày tái khám.
Nhưng trong trong lúc nghỉ dưỡng bệnh, sốt rét lại tái phát và cứ kéo dài gần mấy tháng trời làm thân hình Huy ốm tanh.
Đây là lúc tình hình chiến sự rất căng thẳng, vì VC lợi dụng Mỹ đã cắt viện trợ cho Miền Nam Việt Nam khiến QLVNCH thiếu thốn đạn dược và quân dụng nên đã bao vây đánh chiếm nhiều nơi. Đó cũng là lúc Huy đang nghỉ phép dưỡng bịnh 29 ngày tái khám lần thứ ba...Nhưng ! Đâu còn cơ hội để trở lại Bệnh Viện tái khám, còn đâu gặp lại đồng đội đã cùng chiến đấu nữa, mà sau đó phải chống gậy bước vào nhà tù VC ở trong các rừng sâu nước độc bởi cái ngày đen tối 30/4/1974 ấy.
Theo lệnh trình diện học tập cải tạo của VC ban ra, Cha Huy dù đã giải ngũ từ lâu nhưng cũng phải đi trình diện như Huy. Nhìn cảnh gia đình có 4 người anh em ruột đã hy sinh, mà thân xác họ đang an nghỉ trong các Nghĩa Trang Biên Hoà và Thừa Thiên. Chỉ còn lại 2 cha con còn sống sau cuộc chiến, hôm nay đang bịn rịn chia tay người mẹ già và Thu cùng đứa con trai đầu lòng mới được 8 tháng tuổi để đi vào trại tù VC, làm đầu óc Thu quay cuồng, đôi mắt mờ lòa nước mắt trong sự nghẹn ngào dâng trào.
Đứng đầu ngõ tiễn đưa Huy và cha gìa đang bước những bước chân chậm chạp từ từ xa căn nhà tôn. Hai cái đầu cứ ngoái lui nhìn Thu và mẹ, miệng cười méo xẹo, rồi xa dần, xa dần… với 2 bàn tay vẫy chào tạm biệt yếu xìu cuối con đường xóm. Lòng Thu nhói đau như có muối xát trước hoàn cảnh 2 cha con đang khăn gói lê chân đến nơi tập trung tại Thị Xã Lagi, mà những tháng ngày sắp đến sẽ không biết như thế nào, và sẽ đi về đâu ?. Thu cố lắc cái đầu để xua tan những ý nghĩ không may mới chợt lóe lên trong đầu rồi cùng mẹ quay lại vô nhà.
Kể từ đó trong căn nhà tôn “ khẩn hoang lập ấp ” chỉ còn lại bà mẹ chồng bệnh hoạn, và đứa con trai đầu lòng mới được 8 tháng đã thiếu vắng bóng người cha. Ngày tháng trôi qua với gánh cháo chè, gánh rau, gánh đậu, bắp, tảo tần kiếm tiền nuôi con cùng mẹ già sống qua ngày tháng đợi chờ chồng cha trở về…
Nhưng vài tháng sau vì vườn trái cây ở Lái Thiêu phải chia đều ra cho các anh chị em sinh sống, và để hợp thức hoá phần đất đai theo đầu người, nếu không sẽ bị bọn VC dùng thủ đoạn của cái gọi là “ tập thể, tổ hợp, hợp tác xã v.v.” hầu chiếm đoạt đất vườn. Nên Thu phải về lại Lái Thiêu để đăng ký hộ khẩu và làm căn nhà lá nhỏ ở trên phần vườn cây của mình. Còn mẹ chồng vì e ngại xứ lạ quê người nên vẫn còn ở lại Bình Tuy, và hằng tháng Thu phải gởi đồ tiếp tế để nuôi mẹ chồng.
Trong thời gian sống ở Lái Thiêu biết bao khó khăn dồn dập đày đọa đời mình từ vật chất cho đến tinh thần. Ngày đêm lặn lội làm thuê để kiếm tiền sồng qua ngày nuôi con trước cảnh đời thiếu thốn khổ cực nào có yên đâu. Thỉnh thoảng xã ấp gọi lên gọi xuống để nghe những lời hăm dọa cho đi vùng kinh tế mới, đào kênh thủy lợi và kèm theo những lời nói xới móc về đơn vị Lôi Hổ của Huy và chức vụ Quận Trưởng ngày xưa của cha chồng. Nụ cười như biến mất chỉ còn lại khuôn mặt âu sầu trước cảnh đổi đời để rán sống đợi ngày Huy trở về thôi.
Một năm trôi qua chẳng thấy chàng về, rồi 2 năm, 3 năm .….thời gian vô tình đi qua đã giết chết niềm hy vọng ngày Huy về, làm tâm hồn Thu như chai đá trước tháng ngày. Đến năm 1978 con trai đầu lòng là cháu Việt Chinh bị bệnh nặng, uống nhiều loại thuốc men nhưng không hết, nằm mê man với cái bụng sình căng to nên phải đưa cháu đến nhà thương Bình Dương để khám. Bác Sỉ tại đây nói Thu phải chuyển cháu về nhà thương Nhi Đồng ở Sài Gòn gấp, nếu chậm trể sẽ nguy hiểm tính mạng của cháu. Nghe Bác Sĩ nói, Thu cảm thấy như Trời Đất sắp sụp đổ chôn cả đời mình từ đây. Tất cả những người thân đã vắng xa, chỉ còn lại đứa con trai duy nhất là niềm an ủi đêm ngày, vậy mà tính mạng cháu đang lâm nguy trong khi trong túi những đồng tiền khổ cực sắp cạn hết. Trước hoàn cảnh tận cùng khổ cực, Thu lâm râm khấn nguyện Trời Cao rồi vội vàng bồng cháu Việt Chinh ra khỏi bệnh viện Bình Dương để tìm xe lên Sài Gòn.
Đến phòng cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng Sài Gòn đúng 11g30 tối.
Sau đó bác sĩ phòng cấp cứu khám cho biết sáng mai có thể phải mổ và báo cho Thu biết để chuẩn bị một số tiền trả trước chi phí cho Bệnh Viện. Nghe Bác Sĩ nói, cảm thấy lổ tai mình lùng bùng, người nóng ran đầu óc quay cuồng vì tiền đâu có mà trả trước cho bệnh viện. Ngồi trên ghế liếc nhìn con thơ nằm hôn mê trên giường bệnh, nghĩ cảnh chồng cha đang ở tù, mẹ chồng thì bệnh yếu đơn côi, tiền bạc thiếu thốn. Cả đêm Thu ngồi thao thức chờ sáng, đôi mắt cay cay cùng những tiếng thở dài mỏi mệt nghe rỏ xì xì trong đêm khuya, với bao nổi lo lắng trong lòng làm đầu óc nặng trỉu choáng váng.
Trời vừa lờ mờ sáng thì chợt một ý định lóe lên trong đầu, Thu liền gởi con cho bà kế giường bên rồi vội vàng đi đến phòng truyền máu để bán máu của mình hầu kiếm thêm chút tiền để trả chi phí cho bệnh viện. Nhưng khi đến nơi thì thấy hai hàng người đứng rất dài, sau đó mới biết té ra họ đã ngủ ở đây từ đêm qua để sắp hàng chờ bán máu. Không còn cách nào hơn, Thu đành đứng vào hàng để chờ gọi đến tên mình. Như một phép mầu từ Trời Cao hộ độ trước tấm lòng của người mẹ thương con. Thu thấy từ trong phòng có một cô y tá đi ra và hỏi lớn:
Chúng tôi đang cần loại máu O gấp. Ở đây ai có loại máu nầy thì đưa tay lên?
Nghe vậy, Thu mừng như bắt được vàng, rồi nhanh nhẩu đưa tay
lên xác nhận mình có loại máu O nầy. Vì nhớ lại ngày trước thỉnh thoảng Thu có hiến máu để góp phần cứu giúp các thương bệnh binh nên đã biết được loại máu của mình. Đang đứng từ gần cuối hàng thấy tay cô y tá ngoắt vào, Thu liền bước tách ra hàng để đi vào phòng làm thù tục giấy tờ và phải xét nghiệm lại xem có đúng loại máu O không ?. Sau đó cô y tá rút ra chừng 1 bịch máu rồi đưa Thu qua phòng kế bên để nhận một số tiền bán máu. Tay cầm tiền, vội vàng trở lại phòng con đang nằm, cũng vừa đúng lúc có một Bác sĩ đang đến khám cho Việt Chinh.
Trong căn phòng yên lặng Thu hồi hộp âu lo nhìn vị Bác Sĩ đang khám cho con không biết điều gì sẽ đến sau đây.Vừa khám ông Bác Sĩ vừa hỏi han bệnh tình của cháu và thăm hỏi cảnh tình của Thu. Khi biết hoàn cảnh của Thu có chồng ở tù thì ông Bác Sĩ đã cho Thu biết ông ta trước đây là Bác Sĩ Quân Y làm việc tại Bệnh Viện Cộng Hòa nhưng nhờ là một Bác Sĩ giỏi nên VC mới dùng lại ông để làm việc. Sau gần 20 phút khám nghiệm khắp nơi trên thân hình và đặc biệt là vùng bụng của Việt Chinh.
Ông Bác Sĩ mỉm cười nhìn Thu nói chậm rải:
Cháu bị bệnh sán lải không cần phải mổ xẻ gì cả, chỉ uống thuốc để xổ ruột cho sán ra thôi.
Nghe như pháo nổ trong lòng, Thu qúa vui mừng và cảm nhận những giọt nước mắt âm ấm tuôn ra làm ướt đôi gò má. Nghẹn ngào cám ơn ông Bác Sĩ đã cho Thu một tin lành làm sự sống trong lòng bừng lên như chưa bao giờ có được sau cái ngày đen tối 30/4 ấy.
Khoảng 10 phút, cô y tá đem thuốc đến rồi cùng Thu cho cháu Việt Chinh uống và bơm thuốc vào hậu môn. Chừng một giờ sau những con sán lải chết sình từ trong bụng Chinh được xổ ra đầy trong xô nước. Nhìn cái bụng của con từ từ xẹp xuống mà lòng dâng tràn niềm vui reo vang nhảy múa, miệng lâm râm cầu nguyện tạ Ơn Trên hộ độ cho con thơ vượt qua cơn bệnh hoạn. Những ngày tại Bệnh Viện với vài củ khoai lang, khoai mì, uống nước lạnh từ vòi nước sống cầm hơi, nhưng Thu cảm thấy rất vui vì sức khỏe Việt Chinh ngày càng khá hơn, cháu đã ăn được, biết gọi mẹ, cười nói đòi qùa bánh v.v.
Sau 1 tuần nằm điều trị thì cháu Việt Chinh được Bác Sĩ cho xuất viện về nhà. Trước khi rời Bệnh Viện vì không đủ tiền để trả chi phí điều trị nên Thu phải cầm thẻ căn cước để lại Bệnh Viện, và bán thêm máu mới đem cháu về nhà được. Khi về đến nhà , ngày hôm sau Thu gom một số đồ đạc áo quần cũ đem bán để kiếm ít tiền làm vốn mua gánh bán bưng và lo thuốc thang cho cháu uống.
Một hôm đi bán vừa về đến nhà thì thấy bà trưởng ban phụ nử ấp đang đứng đợi trước nhà Thu. Vừa thấy Thu về bà ta nói lớn:
Báo cho cô biết lát nửa cô phải ra xã họp ngay.
Thu trả lòi:
Tôi mới đi bán về chưa cơm nước cho cháu ăn uống thuốc gì hết, nhờ chị nói lại lần sau tôi đi họp được không?
Bà ta nạt lớn hù doạ:
Cô phải có mặt hôm nay, nếu không thì liệu hồn đó.
Nói xong bà ta ngây ngẩy bước đi không một lời gỉa từ. Biết không thể ở nhà được, nên 20 phút sau Thu vội vàng bồng con ra xã. Khi bước vào trong phòng họp của xã thấy bà con làng xóm ngồi rất đông. Tên trưởng công an xã nhìn thấy Thu liền nói:
Mầy tới đứng xếp hàng vô tụi đó.
Nhìn theo hướng tay tên công an chỉ về 6 người vừa nam lẩn nữ đang đứng bên mé trái góc phòng, trên cổ họ có đeo những tấm bảng đen viết bằng phấn trắng với những hàng chữ như trộm cắp, đĩ điếm lường gạt, rượu chè cờ bạc v.v. Ôm con vào lòng bước đến đứng chung cùng nhóm ngưòi đó mà máu nóng bừng bừng trên mặt, Thu thầm nghĩ nếu có một tên VC nào đến đeo cho Thu một tấm bảng thì Thu sẽ tát cho hắn 1 bạt tai rồi tới đâu thì tới, vì chẳng biết mình tội gì mà đứng chung với những hạng người nầy, nhưng rất may điều đó không xảy ra. Sau đó tên trưởng công an bắt đầu tuyên bố buổi họp xét xử và ưu tiên xử Thu trước vì có con dại.
Tên công an cầm tờ cáo trạng đọc, với nội dung là thời gian qua Thu đã bán một số hàng khẩu phần, đã mua được ở hợp tác xã ra chợ đen làm lợi cho con buôn. Rồi đề nghị bà con phải xử đúng theo chủ trương của bác Hồ và nhà nước cách mạng v.v.
Nghe tiếng xì xầm của đồng bào đang bàn tán, Thu liền đưa tay
phân bày như sau:
Thưa qúy vị. Tôi là người dân mới hồi cư về đây, chồng tôi đang học tập cải tạo, tôi một mình nuôi mẹ chồng và con dại, chẳng may con tôi bị bệnh rồi đưa đi nhà thương Tỉnh trị không được, phải đưa về nhà thương Nhi Đồng Sài Gòn điều trị. Tôi không có tiền nên phải bán máu của tôi cùng các đồ đó để trả tiền Bệnh Viện và mua thuốc cho con tôi uống, như vậy xã và đồng bào muốn xử tôi như thế nào cũng được.
Sau khi nghe Thu trình bày xong, thì tiếng xì xào rộ lên từ phía đồng bào yêu cầu xã cho cô Thu bồng con về ngay, vì họ biết cháu đang còn bệnh chưa cơm nước gì hết, nếu gặp hoàn cảnh nầy ai cũng làm vậy thôi chứ có phải tội trộm cắp gì đâu mà xử xét.
Sau khi nghe đồng bào nói xong, tên trưởng công an như gỡ gạc:
Đây là lần đầu tôi tha cho cô, nếu còn tái phạm thì đừng trách chúng tôi. Và cho cô biết thêm, của cải là của chung toàn dân đã nhờ ơn bác Hồ và đảng mà có, ăn uống mua sắm phải theo chỉ tiêu nhà nước phân phối, không được tự do trao đổi mua bán chợ đen.
Nghe tên công an nói nhờ ơn bác Hồ, Đảng, xã hội mới có của cải hôm nay mà cảm thấy nôn mửa, muốn xoắn ống quần lên xoẹt nước tiểu ngập vào mặt hắn. Ừ nhỉ, đúng ! nhờ ơn bác Hồ mà dân miền Nam mới biết ăn cơm độn bo bo, bắp khoai. Biết nếp sống văn minh là phải sắp hàng từ khuya để đợi mua khoai mì từ các rẫy rừng đem về bán theo khẩu phần cho dân. Còn biết cách tiết kiệm khỏi cần mua sắm
dày dép xa hoa như thuở nào cho tốn tiền, cứ tìm vỏ bánh xe hơi cũ cắt ra làm đôi dép râu như bác Hồ để đi thì biết đời nào mòn, và còn nhiều chuyện cười ra nước mắt kể sao cho hết trước cảnh đời đổi thay của ma qủy đội lốt xác người. Đoạn trường gian khổ sau ngày 30/4/1975 ai có trải qua mới biết,mỗi người mỗi cảnh khổ khác nhau Ôi ! bút mực nào tả hết những khổ đau từ vật chất đến tinh thần trong những năm tháng Miền Nam rơi vào tay của bọn vô thần quỷ ma VC, đã làm tan nát biết bao gia đình mà trong đó có Thu. Trước mặt tương lai mù mịt đen tối mất niềm tin, biết bao người đã tìm cách vượt biên vượt biển chạy trốn loài qủy sống đang giày xéo quê hương đã bỏ xác trong rừng sâu và biển cả …
Ba ngày sau lại thấy một tên công an đến nhà báo Thu phải ra xã để họp nữa. Chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra đây, Thu vội vàng bồng con đi bộ đến xã mà lòng mơ tưởng không biết bao giờ có tiền mua được chiếc xe đạp cũ để làm chân đi những lúc cần.
Khác với lần trước, buổi họp nầy chỉ có khoảng 15 người thôi, cũng tên trưởng công an hôm trước hỏi Thu:
Cô có muốn chồng cô về sớm không?
Ngẫm nghĩ không biết tên công an dùng trò gì đây, Thu chậm rải:
Dĩ nhiên tôi rất muốn chồng tôi sớm được đoàn tụ với gia đình.
Cái đầu tên công an gật gật rồi nói:
Tốt lắm, nếu muốn được vậy thì cô phải tự nguyện đi vùng kinh tế mới. Đảng và nhà nước sẽ khoan hồng tha cho chồng cô về sớm.
Dù mới hơn một năm sống trong chế độ cộng sản, nhưng Thu đã thấm thía, vì thấy đồng bào đã nhiều lấn bị chúng lừa gạt dưới nhiều hình thức, để cướp tài sản nhà cửa đất đai. Nên khi nghe tên công an bày mưu ép dụ đi vùng kinh tế mới, Thu căm phẩn trong lòng bèn nói lớn:
Tôi không đi đâu hết, tôi có đất của ông bà cha mẹ để lại cho chúng tôi tảo tần đủ sống, sao
đành bỏ đất Tổ Tiên mà ra đi. Các ông muốn bắn giết mẹ con tôi rồi muốn làm gì thì làm, chồng tôi mấy ông đã bắt ở tù rồi mà còn muốn gì nữa.
Tên công an giận đỏ mặt nạt lớn xì cả bọt mép:
Im cái lỗ miệng của cô đi, cô muốn chống cự lại đảng và nhà nước phải không?
Lúc đó Thu chẳng biết sợ nửa, chúng đã dồn Thu vào con đường cùng, cùi rồi còn sợ gì nửa Thu liều mạng trả lời:
Tôi là dân không dám chống cự nhà nước, nhưng đất của Ông Bà thì tôi phải ở và giữ gìn để sống các ông muốn làm gì thì làm, đừng hù dọa tôi.
Không ép buộc được, tên công an đập mạnh lên bàn:
Tôi cho cô về nhà suy nghĩ lại rồi trả lời cho xã biết. Mấy ngày sau trên đường đi bán gặp Vân, bạn sống cùng xã với Thu mà hôm đó nó cũng có đi họp. Vân nói:
Bữa đó tau nghe mầy trả lời mà tau xanh mặt luôn, bộ mầy không sợ tụi nó thủ tiêu sao?
Nhìn bạn lo âu Thu nhỏ nhẹ:
Khổ qúa rồi, cùi cho cùi luôn sợ gì nữa.
Vân mỉm cười:
Có lẻ Trời Đất hộ độ cho mầy để lo lắng mẹ chồng con dại, nếu không tụi vẹm nó không để yên đâu.
Nhìn vào mắt bạn Thu tâm tình:
Nói cho bạn biết, có lúc mình muốn chết đi cho rồi, nhưng nghĩ lại mẹ chồng đang đau nằm một chỗ không ai săn sóc, con trai còn nhỏ dại, chồng cha thì tù tội không biết lúc nào mới về nên gắng gượng sống để tảo tần buôn bán qua ngày thôi.
Hàng ngày cứ mổi buổi sáng gánh đi bán, chiều gánh hàng mua về để ngày sau bán lại kiếm lời. Đôi vai chai cứng theo ngày tháng, cảnh đời nghiệt ngả ùa dập đến làm biết bao người dân Miền nam phải gánh chịu, bởi bọn cộng sản đi đến đâu là đem tang thương và đói khổ đến đó. Mùa trái cây măng cụt ngày trước, hằng năm cây trái xum xuê hái mệt nghỉ, còn từ khi tụi VC chiếm Miền Nam thì tự nhiên cây trái mất mùa, ruộng nương bị sâu rầy tàn phá, người nông dân trở nên nghèo đói, dân chúng thiếu gạo để ăn. Nhiều gia đình đông con phải nấu cháo lỏng, rồi trộn cây chuối non cắt mỏng bỏ thêm vào để ăn chống đói.Thỉnh thoảng hợp tác xã bán khoai mì theo khẩu phần chở từ Bình Long về, thì dân chúng phải thức dậy từ lúc 3 giờ sáng, để đến sắp từng hàng dài chờ đợi mua vài củ khoai mì. Ngẫm suy thấy đường đi của chúng nó do Hồ Chí Minh lảnh đạo là đúng, vì nguồn gốc Tổ Tiên của chúng từ loài khỉ vượn mà ra nên nay chúng muốn biến loài người trở lại với loài đười ươi khỉ vượn để nhai mấy củ khoai mì, chuối non xắt mỏng, bo bo hay rau rác thiên nhiên cải thiện quanh vùng mà ăn. Bởi ngày trước những loại thực phẩm nầy chỉ dùng để nuôi heo bò khỉ chó ngựa thôi, chứ có ai ăn đâu. Ngoài đời còn khổ như vậy thì những người trong tù cải tạo phải sống như thế nào đây ? Ăn không no lại còn bị đày đọa đánh đập bắt lao động ở các vùng núi rừng độc địa thì làm sao sống nổi để có ngày về. Thu lắc cái đầu để quên đi những điều suy nghỉ không may khi nghỉ đến hoàn cảnh của Huy và cha đang ở trong tù.
Nhớ có lần Thu đi thăm Huy ở trại Sông Cái gần vùng rừng núi của đập Đa Nhim. Từ Bình Dương đi lên Sài Gòn, rồi đi xe đò cải tiến chạy bằng than củi ra Phan Rang. Đến Phan Rang đi tiếp xe lên vùng Ninh Sơn chừng 50km nửa, rồi từ đó mới theo đường rừng để tới trại Sông Cái. Đường vào đến trại xuyên qua những đồi núi vắng tênh, chỉ thỉnh thoảng có 1 chiếc xe thồ bằng máy cày tay chế biến, kéo chở những thân nhân đi thăm tù cải tạo. Một mình Thu không đủ tiền để thuê bao xe đi và về, nên khi thấy có 3 chị tay xách qùa cáp cũng đi thăm chồng ở trại Sông Cái. Thu đến làm quen rủ họ cùng nhau hùn tiền để thuê xe đi, nhưng 3 chị đều từ chối, mặc dù Thu chịu trả nửa phần tiền và các chị nói: Cô thông cảm, cô ở trong Nam còn dễ thở, chứ chúng tôi ở ngoài nầy đời sống rất khó khăn, vả lại chúng tôi đã đi bộ quen rồi. Nếucô muốn đi bộ cùng chúng tôi mà đồ thăm nuôi có nặng thì chúng tôi sẽ gánh phụ cho cô, mình cùng hoàn cảnh với nhau cô đừng ngại.
Thu qúa mừng và rất cảm động trước sự giúp đỡ của họ nên gật đầu đồng ý cùng đi.Trên đoạn đường rừng khoảng chừng 10km các chị đi bộ qúa nhanh, thấy Thu đi không kịp các chị phải dừng chân đi chậm lại chờ Thu rất là thương tình. Khi đến vùng Sông Cái, thấy trại tù nằm dưới một thung lũng rộng, với một cánh đồng mênh mông trồng bông vải nở trắng xóa, cùng những tù nhân đang lao động khắp nơi và những tên công an tay cầm súng đứng canh trông, Thu chợt nghĩ không biết Huy đang cực nhọc làm ở nơi nào?
Tới cổng trại sau khi công an trại làm thủ tục thăm viếng xong, rồi bảo Thu ngồi chờ để họ dẫn Huy ra thăm. Chừng 15 phút sau, nhìn thấy từ trong trai có 3 người đàn ông với thân hình gầy gò được tên công an dẫn ra thăm thân nhân mà không thấy Huy đâu hết. Thu vội vàng hỏi:
Sao không thấy chồng tôi ra thăm?
Tên công an nạt lớn:
Bà im đi, chúng tôi có quyền hỏi bà, chứ bà không có quyền hỏi chúng tôi. Bây giờ bà đem những đồ thăm nuôi tới đây để chúng tôi ghi tên từng món đồ.
Nghe tên công an nói mà lòng xót đau, hồn vía như bay ra khỏi xác thân, đầu óc choáng váng trống rỗng không biết chuyện gì đã đến với Huy. Lững lờ cầm các món qùa trong xách để lên bàn cho hắn kiểm tra mà thầm nghĩ không biết những món qùa nầy có đến tay Huy không? Và Huy còn sống hay đã chết rồi?
Sau khi ghi từng món đồ thăm nuôi xong tên công an giận dữ nói:
Chồng bà đang bị cùm vì tội tổ chức trốn trại nên không được thăm nuôi, đồ thăm nuôi chúng tôi sẽ trao lại cho chồng bà, còn bà đi về đi. Nói xong tên công an quay mặt bỏ đi để lại Thu nghẹn ngào
với những giọt nước mắt uất ức tuôn trào, rồi lững thững lê bước đi ra khỏi cổng trại như kẻ không hồn.
Trên đường ra về, ba chị bạn luôn luôn dừng chân đợi chờ Thu với bước chân khập khiễng mệt mỏi trên đoạn đường dài mà lần đầu tiên đi bộ trong đời. Khi ra tới đường lộ chính thì trời bắt đầu tối mà Thu qúa mệt nên không thể nào đi được nữa. thấy vậy ba chị cùng nói nhỏ nhẹ:
Nhà chúng tôi ở cách đây hơn 3 cây số mà cô không thể đi bộ thêm được nữa. Vậy cô có thể vô xin nhà dân quanh đây nghỉ tạm qua đêm để sáng mai đón xe xuống Phan Rang rồi về lại Sài Gòn.
Nói xong ba chị bịn rịn đành chia tay Thu trong đêm tối. Còn lại một mình, Thu ngồi bệt xuống đất như kẻ không hồn để thở mệt. Một lát sau cảm thấy hơi khoẻ nên đứng dậy bước đi đến gõ cửa một vài nhà dân gần đó để xin ở lại qua đêm. Nhưng tất cả họ đều từ chối với lý do vì ở trong trại Sông Cái có một số người vừa mới trốn trại, nếu cho Thu ở lại họ sợ sẽ bị liên lụy, và họ cũng góp ý bảo Thu đến văn phòng của xã Quãng Sơn xin ở tạm qua đêm. Không còn cách nào khác hơn, Thu đành theo lời họ tìm đường đi đến xã để xem thế nào.
Nhưng khi đang bước đi một đoạn đường hướng về xã Quãng Sơn thì thấy có một nhóm 5 người gồm có 2 cô và 3 cậu đang đẩy xe đạp thồ lá tranh, củi, đi về hướng Phan Rang. Thu đi bộ nhanh đến họ để làm quen, và nói hoàn cảnh của mình lâu năm đi thăm nuôi chồng nhưng không gặp được, nên đành ra về trong đêm khuya qúa mệt mỏi. Nghe Thu nói xong thì hai cô vui vẻ chân tình nói:
Nếu tụi em không đi bán thì sẽ mời chị ở lại nhà tụi em, còn bây giờ chị cùng đi bộ theo tụi em về Phan Rang, khi nào thấy mệt thì mình ngừng lại ăn uống lấy sức theo dọc đường, tụi em có mang theo cơm và đêm nào tụi em cũng đi thồ tranh củi như vậy.
Từ nhỏ đến lớn chưa một lần đi bộ cả ngày xa như vậy, nên Thu qúa mệt với những bước đi chậm chạp. Hai cô gái thấy thế liền nói:
Chị lên xe đạp ngồi để em đẩy chị đi, thêm chị chẳng nặng bao nhiêu. Chị đừng lo ngại, tụi em đã đi bộ từ sau ngày 30/4/1975 để thồ tranh củi hằng đêm đem bán đã quen rồi.
Trong khốn khổ Thu mới cảm nhận được tình người chân thật của những con người nghèo khổ được gặp hôm nay, thật cảm động đến rơi nước mắt. Dù biết đó là lời đề nghị rất chân tình nhưng lòng dạ nào mà mình ngồi lên cùng bó tranh để người ta đẩy mình, nên Thu lắc đầu từ chối:
Cám ơn lòng tốt của 2 em,và chị chưa đến nổi nào đâu, chị sẽ cố gắng đi theo kịp các em.
Nghe xong 2 cô liền đổi ý:
Thôi mình ngừng lại nghỉ đêm tại đây, tụi em có đem theo tấm trải và tấm đắp, chị hảy nằm xuống ngủ đi cho khoẻ.
Gật đầu thầm cám ơn các em với sự vui mừng trong lòng, Thu liền nằm xuống rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Không biết đã ngủ được bao lâu, nhưng khi Thu được 2 cô lay vai đánh thức dậy với giọng hối thúc:
Dậy lẹ lên chị ơi, xe lam sắp chạy đến rồi. Chị chuẩn bị đón xe lam đi xuống Phan Rang cho nhanh để sắp hàng mới mua vé về được Sài Gòn trong ngày nay.
Ngồi dậy đưa tay dụi mắt cho tỉnh táo, Thu nghe tiếng máy nổ xe lam trong đêm tối cùng ánh đèn vàng nhạt từ xa của xe lam càng rõ dần. Thu vội gom lại đồ đạc và cám ơn tạ từ những tấm lòng vàng của những con người khốn khổ, rồi đứng dậy vẫy tay đón xe lam về Phan Rang.
Ngồi trên xe lam đang từ từ chuyển bánh chạy, Thu nhìn những bàn tay vẫy chào từ biệt trong đêm tối của những người khốn khổ, làm nước mắt Thu rơi từ lúc nào không hay và chẳng biết lúc nào có duyên ngộ để tạ ơn những tấm lòng tốt ấy ….
Đến chiều tối về được đến nhà thì hai bàn chân Thu sưng húp lên, đau đớn không đi được phải nằm nhà vài ngày để uống thuốc nên chẳng đi bán buôn gì cả. Nhưng cái đau thể xác không bằng cái khổ đau tâm tư lo cho chồng, không biết anh Huy thực bị chúng cùm kẹp trong tù hay đã bi giết chết trong rừng sâu. Còn không thì cũng phải bị những trận đòn tra tấn dã man. Càng nghĩ đến càng thấy qúa đau buồn,với những hình ảnh quay cuồng rùng rợn nhảy múa trong đầu.
May thay, một tháng sau nhận được thư Huy lúc đó mới biết chồng mình còn sống. Như người chết đuối đang bám được phao giữa dòng nước lũ lụt. Thu lâm râm lạy tạ Trời Cao và cầu xin cho chồng
luôn được khoẻ mạnh và sớm về đoàn tụ với gia đình.
Ngày tháng đợi chờ mỏi mòn như quen dần, cho đến năm 1982 vào một buổi trưa trời đang mưa tầm tã trên căn nhà lá nhỏ dưới tàng cây măng cụt, bất chợt thấy Huy bước vào nhà trong bộ quần áo cũ ướt sũng, với thân hình gầy gò xanh xao đang đưa tay vuốt nước mưa trên mặt, mắt rạng rỡ cười tươi la lớn:
Thu em.
Mừng đến độ run người không nói nên lời, Thu vội nắm tay con đến cho Huy ôm chặt vào lòng cùng những nụ hôn nồng nàn bù đắp những năm tháng vắng xa.
Giọng Thu xúc động:
Họ thả anh về lúc nào vậy?
Huy mỉm cười:
Từ buổi sáng hôm qua em ạ.
Trong thời gian 3 năm quản chế tại địa phương, Huy phải trình diện hàng tuần tại xã để báo cáo những gì trong những ngày qua. Thỉnh thoảng bị kêu đi làm các công việc như đào mương vét rạch bắc cầu trong xã v.v. Ngoài những việc đó, Huy phải kiếm sống bằng nghề cưa cây xẻ gỗ tại các trại mộc trong vùng nên gia đình có thêm tiền, bớt vất vả hơn lúc Thu còn ở nhà một mình. Sau một thời gian ổn định đời sống, thì chúng tôi liền rước cha mẹ từ Bình Tuy về Bình Dương để săn sóc tuổi già. Vì sau khi ba Huy ở tù hơn 3 năm thì được cho về nhà và ông trở lại Bình Tuy sống cùng mẹ Huy. Thỉnh thoảng Thu mới ra Bình Tuy để thăm cha mẹ chồng và tiếp tế thêm lương thực. Khi cha mẹ vào sống chung cùng chúng tôi được 2 năm thì tất cả đều qua đời, Mẹ mất trước,Ba mất sau một năm. Đám tang của 2 ông bà trong hoàn cảnh còn khốn khổ của gia đình trước cảnh đổi đời nên
tang lễ đơn sơ trong thiếu thốn và được chôn cất đằng sau vườn cây măng cụt nhà. ( 3 )
Thời gian thấm thoát qua nhanh. Có ai ngờ đâu, chương trình H.O. ra đời do một số ân nhân Việt Mỹ đầy lòng nhân, vượt qua bao khó khăn để vận động Chính Phủ Mỹ cứu giúp những con người đã trải qua những năm tháng tù tội khốn khổ trong các trại tù VC, được xét cho đi định cư tại Mỹ.
Năm 1990, chương trình H.O.1 bắt đầu đưa một số cựu quân nhân QLVNCH đã bị tù đày trên 5 năm trong các trại tù VC được qua Mỹ định cư. Rồi các H.O. 2 , 3 , 4… thứ tự ra đi theo thời gian năm tháng, đã làm hồi sinh sự sống của những con người từng bị đày đọa nơi địa ngục trần gian, để đến xứ Mỹ Tự Do – Dân Chủ nhất trên Thế Giới nầy.
Ngày 20 / 7 /1993 gia đình chúng tôi gồm 5 người là Huy, Thu và 3 con Chinh - Nhân - Ái, rời VN để qua Mỹ theo diện H.O. 18. Định số đưa đẩy gia đình đến thành Phố Buffalo sống từ ngày ấy cho đến nay. Buffalo là một vùng đất mà ngày xa xưa có rất nhiều Trâu Rừng sinh sống, vì vậy lúc mới lập Thành Phố, những người Mỹ đi lập nghiệp đã lấy Trâu Rừng để đặt tên cho thành phố nầy , và thật hy hữu, đây cũng là biểu tượng tên con giáp Sữu ( Trâu ) năm sinh của Huy. Có lẽ vì thế chăng ? Mà sau một tuần qua Mỹ, lúc Thu và Huy học Anh Văn từ Hội USCC đang trên đường đi về nhà thì thấy một đống rác to lớn, bỏ các đồ cũ trước một căn nhà người Mỹ đang chuẩn bị dời đi nơi khác sống. Huy và Thu dừng chân lại để tìm xem trong đống đồ cũ nầy có cái gì còn dùng được không đểđem về nhà xài.
Đang lom khom lúi húi lục lội tìm đồ trong các bao bịch, bất chợt Huy đứng thẳng người lên quay đầu nhìn hướng sau lưng thì thấy một người Mỹ trắng, mặc quần màu đen, áo màu trắng ngắn tay trên cổ áo có gắn nhiều ngôi sao trắng, hai tay đút vào túi quần, miệng chúm chím cười đang đứng nhìn Huy và Thu.
Tưởng mình bị phạm tội lượm đồ bỏ, Huy cố trấn tỉnh tinh thần để nhỏ nhẹ chào người Mỹ đó, và bập bẹ nói vài câu Anh Văn để mong sự cảm thông. Nhưng trái với những gì Huy nghĩ, sau vài câu chào hỏi người Mỹ nầy cho biết đang đi công tác ngang qua đây thì tình cờ thấy Huy và Thu lượm đồ nên ngừng xe xem có phải là người VN không? Vì trước đây ông ta phục vụ trong đơn vị Giang Thuyền Mỹ và đã từng qua VN chiến đấu, nên có nhiều kỷ niệm và cảm tình với người VN.
Kể từ đó Robert Stasio, tên của người cựu chiến binh Mỹ nầy, đang là một quan chức lớn trong ngành chữa lửa của Quận Erie trở thành người bạn thân của gia đình chúng tôi. Và sau khi biết Huy qua Mỹ theo diện cựu tù nhân QLVNCH bị tù trên 5 năm được chính phủ Mỹ bảo trợ đưa qua Mỹ, và biết ý định của Huy là muốn tìm việc làm để đi làm sớm, không muốn kéo dài sự hưởng welfare nên Robert đã đến gặp ông Dennis T Gorski Quận Trưởng Erie, cũng là một cựu quân nhân trong chiến tranh VN để xin cho Huy vào làm việc tại Phòng Xã Hội của Quận Erie ( Erie County Department of Social Services ). Nhờ vậy, chỉ sau 3 tháng qua Mỹ cơ duyên Trời định, đã đưa Huy được vào làm tại Phòng Xã Hội Quận Erie kể từ đó đến nay. Với công việc Huy làm đã tạo cho đời sống của gia đình được ổn định, nên giúp được phần nào cho những người thân thuộc ở VN và đóng góp vào những việc trùng tu xây dựng trong sự bảo tồn Tổ Tiên Gia Tộc Họ Lê - Ái Tử.
Đã trên 35 năm rồi, thời gian đi qua thật nhanh. Ngồi ghi lại những hình ảnh một quãng đời của Thu để tặng những đứa cháu nội mến thương, mà tất cả những gì đã qua vẫn còn hiển hiện rất rõ ràng tưởng chừng như một giấc mơ mới đêm hồi hôm.

Trương Thị Cúc

CHÚ THÍCH

( 1 ) Trung Sĩ Đào Hồng Thuỷ thuộc CĐ 2 được bổ sung cho Toán để đi công tác chứ không phải là nhân viên của Toán 723.
( 2 ) Linh tính cho Huy tin rằng Huỳnh Cẩm Sanh không thể chết, nên năm 2006 Huy đã gởi tiền về VN nhờ người chị đăng tin trên báo Tuổi Trẻ và báo Hoa Ngữ trong một tuần lễ để tìm T/S Huỳnh Cẩm Sanh, nhưng không tìm ra được. Qua năm 2007 Huy tìm cách liên lạc một vài anh em của Đoàn 72 còn sống tại VN, rồi gởi lộ phí để nhờ tìm lại Huỳnh Cẩm Sanh. Kết quả đã tìm ra được T/Sĩ Huỳnh Cẩm Sanh đang sống ở Chợ Lớn cùng vợ và 2 con, một trai một gái. Sau đó Huy đã gởi 1000 dollars làm chút quà nhỏ tặng Sanh.

Thương tặng các cháu :

Lê Trung Quân
Lê Trung Hưng


Thân tặng những niên trưởng và bạn nào có máu mê nhảy đầm như tôi.

 
  Từ lúc mới lớn cho tới lúc thực sự trưởng thành tôi có nhiều cái đam mê, nhưng có hai cái đam mê duy nhất đã để lại những dấu ấn sâu đậm nhất trong đời tôi, đó là đam mê nhảy đầm và đam mê bay bổng. Chính vì hai cái đam mê ấy đã đưa tôi qua một ngã rẻ khác của cuộc đời mà tôi chẳng bao giờ ngờ được.  Nay tôi xin kể về cái đam mê thứ nhất và nếu có dịp tôi sẽ kể về cái đam mê thứ hai của tôi.
   Tuy "đời phi công" của tôi rất "yểu", tôi không có duyên nợ lâu dài với phi đoàn 219 như những đàn anh đi trước, nhưng tôi cũng có nhiều kỷ niệm vui buồn khó quên với phi đoàn 219. Kể từ lúc mới về kết duyên với phi đoàn cho đến lúc cuộc tình ngắn ngủi của tôi buộc phải chấm dứt một cách tức tưởi trong một phi vụ hiểm nghèo ở vùng tây bắc Quãng Trị, tôi luôn luôn hăng say và hãnh diện là một KingBee của phi đoàn 219 thân yêu. 

Tôi không biết tôi bắt đầu mê nhảy đầm chính xác từ năm nào, nhưng tôi chỉ nhớ là khi vừa bước chân vào ngưỡng cửa trung học chừng vài năm là tôi đã "tập tò" học nhảy đầm rồi. Lúc đó vì tôi còn nhỏ, nhà nghèo làm gì có tiền mà đến "course de dance" để học nhảy đầm (xin lỗi vì tôi dốt tiếng Tây nên viết đại ra vậy mong quý anh thứ lỗi cho). Tôi chỉ học lóm qua bạn bè, qua các anh lớn hơn tôi vài tuổi. Người biết chỉ người không biết để "đi chơi" và để đào đừng chê mình cù lần vậy mà, chứ thực tế tôi nhảy dỡ ẹc. 
Lúc đầu tôi theo "ăn ké" các bạn đến nhảy ở mấy cái "bum" hoặc "bùm" bỏ túi (tiếng lóng của dân nhảy nhót trẻ gọi trại ra từ chữ bale trong tiếng Tây?) thường do gia đình tổ chức. Lúc đầu tôi đâu dám rủ đào ruột của mình đi nhảy (đào lúc đó chỉ ngang xấp xỉ tuổi tôi khoảng 14, 15 tuổi là cùng) vì sợ em biết mình là dân chơi "con nít" mới vào nghề  thì quê lắm. Vào "bum" chỉ chờ nhảy ké đào của bạn, hoặc chờ có em nào "hưỡn" ngồi không thì mình "liều mạng" nhào tới mời đại để thực hành những bài học "dậm chân dậm cẳng" của mình. Nói thật lúc đó tôi run và hồi hộp ghê lắm chứ chẳng chơi! Dìu em theo tiếng nhạc mà tim đập thình thịch, mồ hôi đổ ra tay ướt nhẹp, đầu óc căng thẳng vì sợ nhảy trật nhịp(!), nhưng không liều thì làm sao khá được. 
Dần dần tôi trở nên dạn dĩ và có kinh nghiệm hơn và từ đó tôi mê nhảy đầm hồi nào không biết. Hễ mỗi lần nghe thằng bạn nào rủ đi nhót là tôi  hăng hái tham gia ngay. Thời đó vì vấn đề an ninh quốc gia nên chính phủ cấm mọi hình thức tụ tập bất hợp pháp, chỉ trừ những ai có giấy phép của chính quyền địa phương mới được. Vì
lý do đó, hễ nhà nào muốn tổ chức nhảy nhót thì cứ làm đơn xin tổ chức lễ lạc cưới hỏi, sinh nhật, thôi nôi, đầy tháng,v.v... rồi sau đó đóng cửa tha hồ nhảy nhót suốt đêm miễn "đừng làm phiền hàng xóm đang cần sự yên tĩnh để nghỉ ngơi" là được. Đặc biệt ở mấy cơ quan quân sự hoặc chính quyền thì tôi chẳng nghe ai xin phép cả. Có khi ghiền nhảy quá, bạn bè kiếm nhà đứa nào toạ lạc ở chỗ kín đáo một chút như ở sâu trong hẻm, hoặc ở ngoại ô xa thành phố, rồi rủ nhau dắt đào đến đóng kín cửa xong tha hồ nhảy nhót. Dĩ nhiên là phải tổ chức về ban ngày và phải có sự đồng ý của của ông bà già, hoặc chờ ông bà già đi vắng rồi chơi lén. Nước giải khát chỉ là một thùng nước đá chanh, hoặc sang trọng và chu đáo hơn thì là một thùng nước cam bột hay si-rô xanh đỏ quậy nước đá do vài đấng Mạnh Thường Quân nhí "bảo trợ" vậy thôi. Sau khi tàn cuộc chơi, tất cả mọi quan khách con nít lặng lẽ rút êm, còn lại thằng nào là chủ nhà phải có trách nhiệm thanh toán chiến trường nhanh gọn và sạch sẽ, không để lại dấu vết để lần sau còn đến chơi nữa. Đến khi vào lính rồi tôi đâu còn dịp để nhảy nhót thường xuyên như lúc còn "cơm cha áo mẹ công thầy" nữa. Chỉ thời gian đang mài đũng quần ở "Tent City" Tân Sơn Nhất để học sinh ngữ đi Mỹ, thỉnh thoảng mỗi lần về phép cuối tuần tôi cũng ghé qua phòng trà Queen Bee gần rạp REX ở Sài Gòn để hít khói thuốc (!) và nhảy vài bản "À-GO-GO" đỡ ghiền. Ở phòng trà Queen Bee, vào năm 1969, đa số dân nhảy là giới trẻ theo phong trào hippy nên họ thích chơi nhạc à-go-go hơn nhạc nào khác. Trong phòng nhảy, nhạc mở lớn "đinh tai nhức óc", khói thuốc mịt mù nên tôi cũng ít thích vào đó lắm. Vã lại lương SVSQ của tôi lúc đó là lương của một trung sĩ độc thân, ba đồng ba cộc thì làm gì mà đi phòng trà hoài được. Đến khi tốt nghiệp ở Mỹ rồi về bay ở phi đoàn 219 nhằm lúc chiến tranh đang hồi khốc liệt. Hàng ngày phải đối diện với nhiều hiểm nguy, nhưng tôi thật sự chẳng biết sợ là gì, trái lại tôi càng ngày càng say mê và yêu nghề bay bổng vô cùng. Lúc đó bay là lẽ sống của tôi và cho đến bây giờ tôi vẫn còn tự hào là tôi chưa bao giờ biết "lạnh cẳng" hoặc tìm cách từ chối bất cứ một phi vụ nào của cấp trên giao phó. Có khi tôi còn sẵn sàng bay thế cho bạn bè nữa. Bên cạnh đó, tôi cũng không bao giờ bỏ qua bất cứ đêm "dạ vũ" nào của sư đoàn, không đoàn hoặc phi đoàn tổ chức chỉ vì tôi mê nhảy đầm. Nơi tôi thường vào chơi là câu lạc bộ Trần Văn Thọ của sư đoàn I KQ. Tôi còn nhớ năm 1971, lúc ở Đà Nẵng, sư đoàn tổ chức đêm dạ vũ mừng chiến thắng Lam Sơn 719. Lần đầu tiên từ lúc mới về phi đoàn, tôi đã có dịp dẫn "đào" vào nhảy nhót tưng bừng suốt đêm. Lúc phi đoàn dời về cơ sở mới gần Fire Department của Hoa Kỳ. Trong một dịp phi đoàn tổ chức đêm dạ vũ kỷ niệm ngày thành lập phi đoàn hay gì gì đó tôi không nhớ. Buổi chiều đó tôi là một trong những người ngồi trên chiếc jeep của phi đoàn ra phố Đà Nẵng đón gia đình th/tá An vào dự khiêu vũ. Từ lúc mới về phi đoàn tôi đã nghe mọi người thường nhắc đến th/tá An và tinh thần quả cảm của anh trong một phi vụ hiểm nghèo để giải cứu đồng đội. Hậu quả của phi vụ hiểm nghèo trên đã để lại trên thân thể anh nhiều thương tích và tật nguyền và tôi đã bắt đầu mến mộ tinh thần quả cảm của anh từ đó mặc dầu tôi chưa lần nào gặp mặt anh. Tôi nghĩ nếu mai này tôi gặp trường hợp như anh thì tôi cũng sẽ đủ sự hy sinh và can đảm để làm như anh.  Đêm đó tôi đã gặp anh, dù chỉ một lần mà mãi đến bây giờ đã mấy chục năm trôi qua rồi mà tôi vẫn còn nhớ rõ gương mặt của anh.
  Đêm Giáng Sinh năm 1972, đêm mà cái sự mê "nhảy đầm" của tôi và mọi hệ luỵ của nó đến với tôi thật bất ngờ! Số là Giáng Sinh năm đó tôi đang biệt phái ở Phú Bài, biệt đội trưởng là trung uý Như. Theo như phi lệnh của biệt đội thì mỗi phi hành đoàn bay 2 ngày nghỉ 1 ngày. Phi hành đoàn tôi được cắt bay hai ngày 23, 24 và sẽ nghỉ bay ngày 25. Tôi dự trù chiều ngày 24 sau khi hoàn tất phi lệnh trong ngày, tôi sẽ quá giang tàu về Đà Nẵng để đêm đó du hí và nhảy nhót với "em gái hậu phương". Lý do trước đó mấy ngày, em cho tôi biết là em được bạn bè cho nhiều thiệp mời dự dạ vũ mừng Giáng Sinhvà tôi hẹn sẽ cố gắng tìm cách về Đà Nẵng cho kịp đêm 24 để vui chơi với em. Trong khi đó ở biệt đội Phú Bài đêm 24 cũng tổ chức dạ vũ mừng Giáng Sinh. 

Anh em trong biệt đội đã chuẩn bị đầy đủ các thứ cho đêm dạ vũ từ mấy ngày trước rồi và theo lệnh của biệt đội trưởng thì đêm đó tất cả nhân viên phi hành phải có mặt đầy đủ tại biệt đội. Ngày 23 tôi được cắt bay cho Sở Công Tác ở cây số 17 (Huế). Ngày 24 tôi được cắt bay cho Biệt Động Quân ở Quãng Ngãi. Phi hành đoàn của tôi, ngoài tôi là trưởng phi cơ ra còn có anh Trần Văn Nga là co-pilot (hình như lúc đó Nga đang thực tập bay team để check out hoa tiêu chánh?), cơ phi (hình như là anh Lắm?), xạ thủ (không nhớ tên). Vì biết Nga sắp sửa ra hoa tiêu chánh nên tôi tin tưởng anh có thể bay solo về Phú Bài được. Thế nên buổi chiều, sau khi xong công tác ở Quãng Ngãi, trên đường bay về lại Phú Bài tôi đáp ở bãi đáp Quân Đoàn I và xuống ở lại ĐN đêm đó, xong tôi nhờ anh Nga và phi hành đoàn mang tàu về Phú Bài giùm. Rất may, chiều đó thời tiết thật tốt, từ ĐN tôi có thể nhìn thấy rõ  cái yên ngựa trên đỉnh đèo Hải Vân sừng sững trước mặt và an tâm để Nga bay về. Trên đường bay từ Quãng Ngãi về Đà Nẵng tôi dặn Nga nếu tối nay biệt đội trưởng có hỏi tôi ở đâu thì liệu cách  nói là tôi đi nhậu ở câu lạc bộ đâu đó chưa về, dần dà đến khuya mọi người vì ham vui chơi sẽ quên tôi thôi. May mắn cho tôi, chiều đó phi hành đoàn của Nga bay về đáp ở phi trường Phú Bài an toàn nhưng đêm đó tôi nghĩ không biết  Nga có nói với biệt đội trưởng như tôi đã dặn không hay cơ phi xạ thủ đã báo cáo về việc tôi ở lại Đà Nẵng rồi? Qua sáng ngày 26  tôi quá giang tàu bạn ra lại Phú Bài thật sớm để tiếp tục bay hành quân như bình thường. Đến tối đó, trong khi tôi đang nằm trong giường mơ mơ màng màng sắp sửa ngủ thì nghe tr/u Như cùng mấy anh em đi nhậu ở đâu về nói thật to tiếng! Không biết câu chuyện bắt đầu từ đâu nhưng khi tr/u Như vừa bước vào phòng thì tôi đã nghe anh gọi lớn tên tôi ra trách móc đủ điều...( xin lỗi anh Như, vì thời gian quá lâu nên tôi quên mọi chi tiết về những lời trách móc, trong đó có đôi câu hơi "nặng nề" của anh!). Anh đã lập đi lập lại nhiều lần nhưng đại khái là anh chỉ trách tôi đã cải lệnh cấp trên, sao không có mặt tại biệt đội đêm 24, là trốn tránh nhiệm vụ...v.v. Ngoài tr/u Như ra, mấy anh em khác không ai có ý kiến gì. Tôi nghĩ chắc họ cũng giống như tôi nên dễ thông cảm nhau thôi. Thật tình lúc đầu mới nghe tr/u Như nói lớn tiếng làm tôi cứ tưởng anh ta đang xỉn nên nói đùa với ai thôi, vì hàng ngày tôi thường thấy anh hay đùa giỡn vui vẻ vối anh em trẻ trong phi đoàn (trừ tôi). Đến khi nghe anh lập lại nhiều lần tên tôi và viêc tôi ở lại Đà Nẵng đêm 24, lúc đó tôi mới rõ hết mọi sự. Mặc dù tối đó tôi đang nằm trong giường và nghe hết từ đầu đến cuối nhưng tôi không lên tiếng. Sỡ dĩ tôi không lên tiếng để tỏ phản ứng với tr/u Như vì tôi nhận thấy mình đã có lỗi và đã vi phạm kỷ luật quân đội rồi. Tôi đã không bỏ lệnh hành quân nhưng tôi đã tự ý ở lại Đà Nẵng mà chưa được phép của cấp trên. Kế nữa là lúc đó tôi biết tr/u Như đang xỉn, nếu vì tự ái hay danh dự cá nhân mà lời qua tiếng lại với anh ta thay vì xin lỗi thì sự việc sẽ vô cùng trầm trọng thêm chứ chẳng ích gì. Mà nếu lúc đó tôi có đủ bình tỉnh để xin lỗi hay không mới là chuyện khó? và nếu xin lỗi rồi thì chắc gì tr/u Như sẵn sàng thứ lỗi cho tôi? Chi bằng cứ im lặng như tôi đang mê ngủ cho xong, rồi ngày mai hãy tính. Thế rồi tâm trí tôi từ từ thanh thản trở lại, trong lòng không chút lo âu để rồi tôi dần dần chìm vào giấc ngủ lúc nào không biết.
  Qua ngày hôm sau tôi vẫn bay bổng bình thường theo phi vụ lệnh như những phi hành đoàn khác. Về phía tr/u Như, anh cũng chẳng nhắc gì đến việc xảy ra đêm hôm trước sau khi anh đi nhậu về, cũng như chuyện tôi ở lại Đà Nẵng đêm 24 vừa qua. Tôi nghĩ chắc lỗi lầm cũ của mình đã được cấp trên bỏ qua
hết rồi vì tuổi trẻ dễ thông cảm với nhau hơn. Tôi tự hứa từ nay trở đi tôi sẽ bay bổng hết mình để chứng tỏ mình là một sĩ quan phi hành có tác phong và quân kỷ tốt. Thế nhưng câu chuyện không dừng ở đó. Đến khi biệt đội hết kỳ công tác trở về lại phi đoàn, mọi người sửa soạn và chuẩn bị cho kỳ công tác tới. Sáng sớm vừa lò dò vào phi đoàn để coi phi vụ lệnh cho kỳ công tác tới, bỗng tôi thấy trên bảng có ghi tên tôi được lệnh phải vào trình diện th/tá Phố gấp. Tôi đoán ngay mình sẽ gặp phải chuyện chẳng lành rồi nhưng tôi vẫn bình tĩnh vào trình diện th/tá Phố. Đến đây tôi khỏi cần diễn tả nhiều chắc ai cũng hình dung được mỗi lần th/tá Phố xì-nẹc thuộc cấp bê bối mình như thế nào rồi. Lúc đó tôi chỉ biết im lặng và đứng nghiêm như trời trồng để nghe xếp "dũa" từ đầu đến cuối về vụ tôi bất tuân thượng lệnh vào chiều 24 vừa qua. Không biết sao lúc đó tôi cảm thấy thời gian nó dài lê thê và căng thẳng chi lạ! Trong lòng cứ mong th/tá Phố "làm" cho xong thủ tục để tôi được "free" là tôi mừng, rồi sau đó ra sao thì ra. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ rất rõ suốt từ đầu đến cuối tôi chỉ được ca vỏn vẹn 1 câu trong "bài ca con cá" là :                                        -
   -"Thưa th/tá, như th/tá biết từ trước giờ tôi bay bổng rất đàng hoàng. Tôi chưa bao giờ bỏ bay bất cứ phi vụ nào, mong th/tá thông cảm..."
    Th/tá Phố nói lại:
    -"Tôi biết, chính vì điều đó...,anh có biết phi đoàn đã quan tâm và đang làm gì cho anh không(?) mà anh lại bê bối, ba gai, vô kỷ luật..."
  Chưa hết, sau khi trình diện th/tá Phố xong tôi tưởng đâu tai qua nạn khỏi rồi chớ, ai dè th/tá Phố còn ra lệnh cho tôi qua trình diện th/tá Nghĩa nữa mới tái nạm! Chắc th/tá Nghĩa biết th/tá Phố đã "dũa kỹ" tôi thật bấy nhầy rồi nên th/tá Nghĩa "dũa lại" sơ sơ nhưng cũng te tua không kém vì hai cái dũa đều bén giống nhau!
   Vừa ở phòng th/tá Nghĩa ra tôi gặp ngay th/tá Thạnh ở gần phòng văn thư.
Th/tá Thạnh như biết hết mọi chuyện nên cười cười hỏi tôi:
  -"Bị dũa rồi hả?"
  Tôi đang như khỉ ăn phải "mắm ruốc", chưa kịp trả lời th/tá Thạnh thì lúc đó anh thượng sĩ văn thư đưa cho tôi coi lệnh phạt đã đánh sẵn của hai ông xếp lớn của phi đoàn. Tôi nhớ hình như hai ông đã thân tặng cho tôi tổng cộng "8 củ" thì phải (?). Tuy nhiên về phần lý do lệnh phạt thì tôi nhớ rất rõ, không bao giờ tôi quên: "BẤT TUÂN THƯỢNG LỆNH VÀ VẮNG MẶT BẤT HỢP PHÁP TRONG CUỘC HÀNH QUÂN NGÀY..." Chuyện tưởng nhỏ ai ngờ
nó to bằng trời! Nếu tờ sớ này chuyển dần lên đến cấp trên với cái lý do "oan
nghiệt" đó thì cuộc đời binh nghiệp của tôi coi như "thúi hẻo" và "muôn đời lục quân Việt Nam"!
   May thay! lúc đó th/tá Thạnh thấy tôi hơi lo lắng nên anh vỗ vai tôi và nói:
  -"Đừng lo, để tôi xin th/tá nghĩa tha cho. Mấy ổng la vậy chứ không phạt
     Ngọc đâu"
  Nói xong th/tá Thạnh lấy tờ giấy phạt xếp lại bỏ vào túi áo bay. Thấy th/tá Thạnh làm như vậy tôi cũng hơi an tâm nên nói thêm:
   -"Nhờ thiếu tá xin giùm tôi, cảm ơn thiếu tá" .
Th/tá Thạnh lập lại:
   -"Ừ, để tôi xin cho, đừng lo"
  Sau đó tôi nghĩ chắc th/tá Thạnh có thể giúp mình được vì cùng là staffs với nhau nên tiếng nói của anh có thể có "trọng lượng" hơn đàn em tép riêu như tôi nhiều.
   Đến nay đã gần 39 năm trôi qua, hôm nay tôi ngồi kể lại chuyện này không phải để tâng bốc hoặc trách cứ hay giận hờn gì ai, nhưng để ôn lại một kỷ niệm khó quên về cái sự "ham mê nhảy đầm" trong những cái ăn chơi bạt mạng đến nỗi quên hết những hậu quả khôn lường của tôi lúc còn ở tuổi "non dại". Cho dù trôi giạt ở bất cứ chân trời góc biển nào tôi cũng không bao giờ quên được cái kỷ niệm "vừa gai góc vừa thân thương" đó. Tôi không biết sau khi th/tá Thạnh, một trong những cánh chim đầu đàn của phi đoàn tôi đã có những lời nói và việc làm "thân thương" như trên đối với một đàn em lầm lỗi như tôi, dù thực hư như thế nào và kết quả ra sao (vì ít lâu sau tôi bị rớt tàu và từ đó tôi không bao giờ có dịp trở lại phi đoàn nữa để biết tờ giấy phạt đó đã đi về đâu) thì việc đối xử "rộng lượng" đó của một bậc đàn anh tôi luôn ghi nhớ và trân trọng.

   Mùa Giáng Sinh năm Hai Ngàn Mười

    KingBee219